Những ngày cuối cùng của năm 2014 đang diễn ra theo một cách hối hả nhất ở Trung Quốc. Thông thường những ngày cuối năm là thời điểm để chính phủ của nền kinh tế hàng đầu thế giới tổng kết và nh́n lại một năm hoạt động, nhưng giờ đây tất cả đă thay đổi. Những người đứng đầu chính phủ Trung Quốc đang chạy đua với thời gian khi mà năm mới 2015 đến chỉ c̣n tính bằng ngày để đảm bảo tránh được kịch bản xấu nhất mà giới phân tích thế giới đă đặt ra cho Trung Quốc trong năm 2015: một cuộc khủng hoảng v́ nợ công.
Quư cuối cùng của năm 2014 là một khoảng thời gian có ư nghĩa quan trọng, khi nó chính thức ấn định mức tăng trưởng năm 2014 của Trung Quốc là khoảng 7,5%, tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong gần ba thập kỷ phát triển kinh tế được xem là thần kỳ của nước này. Cũng trong thời gian này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă lần đầu tiên giảm lăi suất trong ṿng 3 năm qua, một biện pháp được xem là tháo gỡ t́nh trạng suy giảm tăng trưởng hiện tại.
Dù tốc độ tăng trưởng đi xuống, nhưng hầu hết giới chuyên gia vẫn tin tưởng vào sự khả quan của kinh tế Trung Quốc trong tương lai sẽ đi vào giai đoạn phát triển chậm hơn nhưng bền vững như các nhà lănh đạo nước này đưa ra.
Nhưng, cũng có những quan điểm bi quan hơn được đưa ra. Điển h́nh là Larry Summers và Marc Faber. Những ư kiến này dự đoán có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng gây sốc cho nền kinh tế Trung Quốc ngay trong năm 2015, do sự tích tụ những yếu tố khủng hoảng mà sự tăng trưởng dài trong ba thập kỷ qua đem lại.
Hầu hết các nền kinh tế sau khi trải qua giai đoạn phát triển thần kỳ trong một thời gian tương đối dài đều phải đối mặt với nguy cơ này, như Nhật Bản trong thập niên 80 và gần nhất là Mỹ. Trung Quốc v́ thế cũng không là ngoại lệ, và thậm chí là có tiềm năng xảy ra khủng hoảng cao hơn khi hệ thống kinh tế của nước này bị đánh giá là thiếu vững vàng hơn Mỹ hay Nhật.
Điểm mấu chốt được hai chuyên gia trên chú ư là hệ thống tài chính của Trung Quốc, hệ thống này dù có quy mô rất lớn nhưng đang bị đánh giá là chưa đủ tầm vóc để trở thành mạch máu khỏe mạnh cho kinh tế Trung Quốc. Những yếu kém đang tồn tại ở các ngân hàng và thị trường chứng khoán đang được coi là những mầm bệnh tiềm năng để tạo ra khủng hoảng. T́nh trạng nền kinh tế bong bóng ảo đang có dấu hiệu xuất hiện ở Trung Quốc và rất dễ vỡ, một khi xảy ra có thể kéo tụt mức tăng trưởng của nước này xuống khoảng 4%, đồng nghĩa với một tai họa thực sự cho nền kinh tế.
Có thể thấy, chính phủ Trung Quốc đang không coi những dự đoán này là một tṛ đùa. Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng v́ nợ công thực sự là điều có thể xảy ra, và đang khiến các nhà lănh đạo nước này t́m cách kiểm soát, không để nguy cơ ấy xảy ra. Biện pháp mới nhất được giới chức Trung Quốc đưa ra để cải thiện t́nh h́nh là t́m cách kiểm soát nợ công địa phương, vốn đang là một phần quan trọng để cấu thành nợ công của Trung Quốc, vốn được các chuyên gia cảnh báo về mức độ rủi ro từ khá lâu.
Thống kê trong lần gần nhất vào tháng 6 năm 2013 cho thấy nợ công mà các địa phương Trung Quốc đang gánh là khoảng 17,9 ngàn Nhân dân tệ, tương đương 2,95 ngàn tỉ USD, trong khi nợ công của Chính phủ Trung Quốc vào khoảng 12,4 ngàn tỉ Nhân dân tệ.
Dù tổng nợ công của Trung Quốc vẫn ở dưới mức nguy hiểm là 60% GDP, th́ việc nợ công của các địa phương có dấu hiệu tăng lên vẫn là điều đáng lo ngại. Sở dĩ như thế, là v́ Bắc Kinh tỏ ra khá lỏng tay trong việc kiểm soát các địa phương trong ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế vừa qua.
Chính phủ ở Bắc Kinh chỉ ngăn các địa phương không được tiếp cận với quyền thu thuế, nhưng lại cho phép lập ra các công ty đầu tư để phát triển kinh tế ở địa phương. Điều này dẫn đến quyền lực về kinh tế ở các địa phương Trung Quốc là rất lớn, dẫn đến nhiều vụ tham nhũng. T́nh trạng các địa phương được phép tương đối tự do tiếp cận các nguồn vay vốn đang khiến Bắc Kinh lo ngại về mức nợ công vượt quá mức kiểm soát.
Chính quyền Bắc Kinh có vẻ như đang cố gắng kiểm soát t́nh h́nh này bằng cách buộc các địa phương phải thông báo chi tiết tất cả các khoản vay nợ. Sơn Đông đang là tỉnh đầu tiên áp dụng thí điểm chính sách này và có thể sẽ được áp dụng đại trà trên toàn quốc. Trên thực tế, hệ thống tài chính ngân hàng ở Trung Quốc vẫn tương đối khép kín và ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đó là lư do v́ sao giới phân tích cho rằng mức nợ công thực sự mà Trung Quốc đang gánh lớn hơn con số mà chính phủ nước này thông báo khá nhiều.
Trong khi đó, nợ công luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra khủng hoảng nếu nó vượt mức cho phép. Có thể thấy Bắc Kinh đang cố gắng bít những lỗ ṛ có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế trước khi tính đến việc đưa ra các giải pháp để t́m hướng đi mới cho nền kinh tế. Một sự khủng hoảng trong tương lai gần là điều đáng quan tâm hơn ở thời điểm hiện tại.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)