Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục có những biến động, nhiều chuyên gia phân tích thị trường lên tiếng cáo buộc một số nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang có những bước đi nhằm hạ giá dầu, với mục đích làm tổn hại đến các nước khác.
Giá dầu giảm đang ảnh hưởng đến những nước thành viên OPEC cũng như các nước không thuộc OPEC như Nga (ảnh: ITN)
Giá dầu thô của Mỹ trong năm nay có thời điểm giảm xuống 60 USD/ thùng – mức thấp nhất trong ṿng 5 năm qua. Giá dầu giảm đang ảnh hưởng đến những nước thành viên OPEC cũng như các nước không thuộc OPEC như Nga.
Một trong những nguyên nhân khiến giá dầu giảm trong thời gian qua đó là do tâm lư lo ngại "cung vượt cầu" và tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu ở một số nước châu Âu và Trung Quốc làm giảm nhu cầu sử dụng dầu thô. Nhận thức rơ được yếu tố “cung vượt cầu” nhưng OPEC không có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu. Saudi Arabia một thành viên chủ chốt của OPEC cũng phản đối việc cắt giảm sản lượng.
Trước việc giá dầu thế giới liên tiếp lập những mức thấp mới, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, Saudi Arabia không đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm mục tiêu chính trị muốn làm tổn hại đến những nền kinh tế khác như Nga hay Iran.
Nga và Iran đang có bước đi ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad, trong khi Saudi Arabia lại ủng hộ những nhóm vũ trang Săn-ni đang chống lại ông Assad. Giới chức một số nước như Iran, Vê-nê-xuê-la hay Nga cũng nhiều lần “ bóng gió” về việc Saudi Arabia đang hợp tác với phương Tây đẩy giá dầu xuống thấp nhằm gây sức ép cho các nước này.
Rơ ràng giá dầu giảm đang tạo ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các nước như Nga, Iran hay Venezuela . Với nguồn thu ngân sách chính từ lợi nhuận dầu mỏ, chính phủ các nước này đang phải rất khó khăn khi cân đối tài chính cho các chương tŕnh an sinh quốc gia.
Chuyên gia phân tích của Cơ quan kiểm soát các nguy cơ Theodore Karasik có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất nhận định: “Tốc độ tăng trưởng của một số nước sản xuất dầu trong năm qua bị tác động lớn bởi giá dầu thấp v́ ngân sách quốc gia không đáp ứng được. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến các niềm tin của các nhà đầu tư v́ họ thấy lợi ích của ḿnh sẽ bị ảnh hưởng”.
Bộ trưởng Dầu lửa Saudi Arabia Ali Naimi ngay lập tức phủ nhận những cáo buộc này. Ông Naimi cho rằng, sự thiếu hợp tác giữa các quốc gia không nằm trong OPEC, cùng với những thông tin sai lệch đang khiến giá dầu giảm sâu hơn.
Lư giải cho quyết định của Saudi Arabia không muốn cắt giảm sản lượng dầu, Chủ tịch của Viện nghiên cứu các vấn đề Trung Đông tại Nga Evgeny Yanovich Sanatovsky cho rằng, Suadi Arabia không cắt giảm sản lượng v́ không muốn để mất thị phần cho các quốc gia khác. Mặc dù là những nước xuất khẩu dầu lớn nhưng Saudi Arabia hay các quốc gia ở vùng Vịnh khác có những yếu tố giúp họ tránh được tác động khi giảm giá dầu.
Trước hết có thể phải kể đến phí chiết xuất dầu của họ rất thấp nên họ vẫn có lợi nhuận dù giá dầu giảm. Điều thứ hai đó là các nước này sở hữu dự trữ tài chính lớn, đảm bảo nền kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều do giá dầu.
Ông Evgeny Yanovich Sanatovsky cho biết: “Nếu nhu cầu cao, và các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng sản xuất, th́ giá dầu sẽ đi lên. Nếu các nước xuất khẩu dầu không hạn chế sản xuất và nhu cầu xuống thấp, giá sẽ giảm. Điều đó cho thấy, mỗi bên trong thị trường sẽ có những bước đi mang lại lợi ích tốt nhất cho họ và các thành viên OPEC cũng vậy”.
Sau chuỗi ngày giảm liên tiếp, giá dầu mỏ thế giới đă bất ngờ tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 19/12 vừa qua. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, thị trường dầu sẽ tiếp tục bất ổn về giá nếu OPEC có các bước đi mạnh mẽ để “bóp nghẹt” sự cạnh tranh từ những nhà sản xuất dầu mới./.
VOV