Ngày 22/12 bắt đầu các công việc xây dựng kênh đào Nicaragua bất chấp sự phản đối của người dân địa phương và chuyên viên môi trường, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Nhà đầu tư và nhà thầu - công ty Hồng Kông “HK Nicaragua Canal Development Investment” - đảm bảo rằng, việc xây dựng con kênh này sẽ không gây thiệt hại cho môi trường và ngành du lịch. Còn Moscow đă thông báo rằng, phái đoàn doanh nhân Nga sẽ đến Nicaragua để đánh giá tính khả thi của việc tham gia vào dự án.
Kênh đào Panama so Mỹ kiểm soát.
Đường thủy mới từ Đại Tây Dương đến Thái B́nh Dương là đối thủ cạnh tranh với kênh đào Panama do Mỹ kiểm soát. Dự án quốc gia của Nicaragua là đứa con tinh thần của Tổng thống Daniel Ortega.
Các nhà chức trách nói rằng, kênh này sẽ tạo động lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương lo ngại rằng do thu hồi đất để xây dựng công trình này, họ phải rời bỏ nhà cửa của mình mà chỉ nhận được đền bù ít ỏi.
Ngay trước lễ khởi công xây dựng kênh đào, họ đă tổ chức một cuộc biểu t́nh tại thủ đô Managua. Hàng trăm người biểu t́nh đã phản đối sự hiện diện của những người Trung Quốc tại Nicaragua. Theo họ, điều này sẽ tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế.
Nhà đầu tư - Công ty Hồng Kông “HK Nicaragua Canal Development Investment” - không băn khoăn trước thái độ này. Đằng sau họ là Trung Quốc, nước không có quan hệ ngoại giao với Nicaragua. Các công việc bắt đầu đúng hạn định. Hơn nữa, nếu trước đây dự án được ước tính khoảng 40 tỷ USD, thì mới đây người ta nói lên con số khác - 50 tỷ USD.
Bất chấp t́nh h́nh tài chính khó khăn tại Nga, đại diện của các công ty Nga sắp đến Nicaragua để đánh giá tính khả thi của việc tham gia vào dự án. Thông tin này đă được công bố vào ngày 12 tháng 12 tại Moscow theo kết quả cuộc thảo luận tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Nga-Nicaragua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vận động cho sự tham gia của Nga vào dự án. Vào tháng Bảy, ông Putin đã gặp gỡ với Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega. Hai nhà lănh đạo đã trao đổi cụ thể về vai tṛ của Nga trong việc xây dựng kênh đào.
Đây là một bước địa chính trị mạnh mẽ - cùng với Trung Quốc tham gia một dự án - đối thủ cạnh tranh với kênh Panama do Mỹ kiểm soát.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Xã hội của Nga Vladimir Yevseyev nói: “Đây là một động thái rất quan trọng. Rơ ràng là, Nga không đủ dự trữ vật chất để một mình thực hiện dự án này. Cơ sở tài chính về chủ yếu do Trung Quốc đảm bảo. Nếu Trung Quốc không chi ra những khoản tiền lớn thì, theo tôi nghĩ, Nga sẽ không tham gia vào một dự án tốn kém như vậy. Dù sao, Nga và Trung Quốc - hai đối tác chiến lược - bổ sung cho nhau trong dự án này”.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Nga có ý định giành sự hỗ trợ quân sự và chính trị cho công trình này. Tức là, đảm bảo sự an toàn của công tŕnh và bảo vệ khỏi những hành động khiêu khích có thể. Để đảm bảo sự hỗ trợ này, Nicaragua cho phép các tàu chiến và máy bay của Nga tuần tra đường biên giới trên bờ Thái B́nh Dương và ở vùng biển Caribê. Đầu tháng 12, Moscow đã phê duyệt thỏa thuận với Managua về đơn giản hóa thủ tục các tàu chiến Nga tiếp cận các cảng của Nicaragua. Vào nửa đầu năm 2015, Nga có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ này.
Hoa Kỳ kiểm soát eo biển Malacca, Singapore, Gibraltar, các kênh Suez và Panama. V́ vậy, các chuyên gia coi dự án xây dựng kênh đào Nicaragua như một thách thức trực tiếp với Hoa Kỳ. Không ngẫu nhiên mà Washington đang kích động các hành động phản đối dự án này.
Rơ ràng, đường thủy mới từ Thái B́nh Dương đến Đại Tây Dương sẽ thay đổi t́nh h́nh chính trị và kinh tế thế giới có lợi cho những người kiểm soát kênh đào mới. Công ty Hồng Kông “HK Nicaragua Canal Development Investment” được phép đầu tư nhượng quyền và khai thác kênh đào trong 100 năm tới.
Bizlive