Đánh giá về việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam, chuyên gia Nga mới đây lại nêu lên quan điểm về các nguy cơ.
Trong năm sắp qua, một trong những sự kiện quan trọng đối với Việt Nam là việc
Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã kéo dài 40 năm.
Ảnh minh họa.
Như thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ thực hiện bước đi này có chú ý đến việc Việt Nam đã cải thiện t́nh h́nh nhân quyền. Hiện nay, Mỹ bỏ một phần lệnh cấm vận để tập trung cung cấp các hệ thống pḥng thủ cho lực lượng hải quân. Nhưng, theo lời đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là một "bước quan trọng đầu tiên" hướng tới việc thiết lập sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước.
Quan hệ giữa Việt Nam và cựu thù đang được cải thiện mỗi năm. Các lănh đạo cấp cao của hai nước thường xuyên tổ chức các cuộc thăm viếng lẫn nhau. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm kể từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Và bây giờ - một bước đi mà Việt Nam đã mong chờ - dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí. Hiện nay, thiết bị quân sự của Nga chiếm khoảng 90% số vũ khí mà Việt Nam đă mua ở nước ngoài. Việt Nam vào top 5 đối tác lớn nhất của Nga trong sự hợp tác kỹ thuật quân sự.
Tất nhiên, mỗi quốc gia t́m cách đa dạng hóa quan hệ thương mại của ḿnh. Song, lĩnh vực vũ khí tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia. Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg cho biết: “Edward Snowden đã tiết lộ thông tin cho thấy rõ, Mỹ truy cập hệ thống mạng, hệ thống thông tin liên lạc, có sử dụng các nhóm vệ tinh. Vũ khí hiện đại được điều khiển từ xa, và nước sản xuất loại vũ khí đó có thể điều chỉnh lại hệ thống điều khiển. Có thể nêu thí dụ với các hệ thống pḥng không của Saddam Hussein, Muammar Gaddafi.
Các hệ thống đó ngừng hoạt động vào lúc “tối cần thiết”. Hãy nhớ lại chiếc "Boeing"của Malaysia đã mất tích trên
Biển Đông mà vẫn chưa được t́m thấy. Tại sao các hệ thống theo dơi hoàn hảo nhất của phương Tây không cấp dữ liệu về điều đó? Vấn đề là ở chỗ: chiếc máy bay và các hệ thống theo dõi do một nhà sản xuất làm ra, và, nếu cần thiết, hệ thống không "nh́n thấy” gì cả. Điều tương tự có thể xảy ra với tàu chiến hoặc máy bay không người lái. Các nước phương Tây có thể sử dụng thương mại vũ khí như đòn bẩy gây áp lực chính trị. Ví dụ, t́nh h́nh với "Mistral" mà Pháp không muốn chuyển giao cho Nga”.
Theo ý kiến của ông Vladimir Kolotov, việc tăng cung cấp vũ khí của Mỹ cho Việt Nam chứa mối nguy hiểm khác:
“Tăng cường cung cấp vũ khí của Mỹ cho Việt Nam sẽ gắn liền với vấn đề quyền con người, với quá trình "dân chủ hóa", "biến đổi ḥa b́nh" và những quá tŕnh khác. Đây là phương pháp chuẩn bị cơ sở cho các cuộc "cách mạng màu" nhằm lật đổ chính phủ và thay đổi chính quyền không vừa lòng Washington. Chúng tôi thấy điều này ở Gruzia, Libya, Syria, và bây giờ ở Ukraine".
Việt Nam đang mở rộng và tăng cường liên kết với những khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới, cố gắng đảm bảo cân bằng lợi ích.
Có thể nói chắc chắn rằng, ban lănh đạo của đất nước sẽ đảm bảo để vũ khí của Mỹ ở Việt Nam không nhằm chống lại bản thân Việt Nam.
Theo
Tiếng nói nước Nga
NDT