Mạng lưới phát thanh trực tuyến Free North Korea (FNK) cho biết nhiều người Triều Tiên sẵn sàng chi số tiền gấp 10 lần thông thường để được xem bộ phim “The Interview”.
Triều Tiên không muốn "The Interview" xuất hiện tại nước này. Ảnh: Reuters
Mạng lưới phát thanh trực tuyến của những người Triều Tiên trốn ra nước ngoài này kêu gọi chiếu bộ phim về âm mưu ám sát lănh đạo Triều Tiên của hăng Sony cho người Triều Tiên xem.
Không ngại “tốn tiền”
FNK tiết lộ nhiều người Triều Tiên sẵn sàng chi tới 50 USD để có được bản copy bộ phim đang gây “cháy vé” ngay ngày đầu tiên ra rạp ở Mỹ hôm 25-12 này. Số tiền đó cao gấp 10 lần để mua 1 đĩa DVD chương tŕnh truyền h́nh Hàn Quốc tại thị trường chợ đen.
Theo Business Insider, Bộ An ninh Quốc gia Triều Tiên và Bộ An ninh Nhân dân Triều Tiên gần đây đă tổ chức một cuộc họp khẩn cấp và ra lệnh cho quân đội đảm bảo bộ phim không được xuất hiện tại nước này trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo đó, B́nh Nhưỡng c̣n ráo riết các hoạt động tuần tra an ninh biên giới và thậm chí “dằn mặt” các nhà phân phối chợ đen không được phát tán bất cứ bộ phim Mỹ nào trong thời điểm này.
Trong khi đó, bộ phim gây tranh căi đă giúp hăng Sony Pictures thu về hơn một triệu USD tiền vé ngay ngày đầu ra mắt hôm Giáng sinh, dù chỉ được phát hành hạn chế ở một số rạp nhỏ, sau khi nhiều cụm rạp lớn của Mỹ từ chối v́ lo ngại về vấn đề an ninh. Trước đó, hồi cuối tháng 11, khi “The Interview” chuẩn bị được công chiếu, toàn bộ hệ thống máy tính của hăng sản xuất phim Sony Pictures đă bị tin tặc tấn công khiến ngày ra rạp của bộ phim bị hoăn lại. Giới chức Mỹ tin rằng chính quyền Triều Tiên đứng sau vụ tấn công.
Sự cố rợn người
Một sự cố đă xảy ra tại các rạp chiếu bộ phim ở bang New Jersey – Mỹ chiều 25-12 khi nguồn điện bị cắt đột ngột vào đúng thời điểm chuẩn bị tới cảnh ám sát lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo Washington Times, sự trùng hợp rợn người khiến không ít khán giả hoang mang. Một số người thậm chí bỏ ra ngoài ngay mà không “chờ đợi lời xin lỗi hay tiền trả vé của rạp chiếu phim”.
Trong một diễn biến khác, một số chuyên gia an ninh mạng mới đây bất ngờ lên tiếng “minh oan” cho Triều Tiên. Theo lời chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng Marc Rogers, một số lập luận của FBI hoàn toàn không thể đi tới kết luận thủ phạm vụ tấn công là Triều Tiên.
Ông cho rằng việc FBI lập luận rằng “những phần mềm độc hại được sử dụng trong vụ tấn công Sony tương đương với phần mềm độc hại khác Triều Tiên từng dùng trước đây” là chưa đủ để khẳng định vụ tấn công Sony là do Triều Tiên đứng sau.
Cùng quan điểm, ông Bruce Schneier - một blogger và là người chuyên viết mật mă hàng đầu - cũng lưu ư rằng những kẻ tấn công đă sử dụng các công cụ xóa phần mềm thương mại mà ai cũng có thể mua được.
Hai vị chuyên gia này c̣n chung nhận định rằng kẻ tấn công có thể từng làm việc ở Sony v́ hắn hiểu rất rơ về hệ thống máy tính của hăng này.
Đỗ Quyên (Theo Business Insider)
NLD