Lực lượng không quân Indonesia ngày 29/12 tiếp tục quần thảo tại biển Java để t́m kiếm chiếc máy bay của hăng hàng không AirAsia mất tích cùng 162 người một ngày trước đó.
Một phụ nữ người Indonesia cầm bức ảnh gia đ́nh hành khách trên chuyến bay QZ8501
6h00 sáng 29/12, cuộc t́m kiếm chiếc máy bay mất tích của hăng hàng không AirAsia và 162 hành khách đă được giới chức Indonesia nối lại cùng với sự hỗ trợ của lực lượng t́m kiếm, cứu nạn của nhiều nước khác nhau. AFP dẫn lời Đô đốc Sigit Setiayana – chỉ huy trung tâm Hàng không hải quân tại căn cứ không quân Surabaya của Indonesia – cho biết, 12 tàu hải quân, 5 máy bay, 3 máy bay trực thăng cùng một số tàu chiến của nước này đang tham gia cuộc t́m kiếm. Malaysia cũng đă triển khai 1 máy bay C-130 cùng 3 tàu trong khi Singapore cho mượn một chiếc C-130 và Australia cũng đang hỗ trợ giới chức Indonesia trong việc t́m kiếm.
Tuy nhiên, theo AFP, người đứng đầu Văn pḥng t́m kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia Bambang Soelistyo thừa nhận, máy bay nhiều khả năng đang nằm dưới đáy biển. “Dựa trên các thông tin về tọa độ mà chúng tôi nhận được cùng ước lượng về vị trí máy bay đă bị rơi trên biển, giả thiết mà chúng tôi đang đặt ra là máy bay đang ở dưới đáy biển. Đây là nghi vấn ban đầu và sẽ được phát triển dựa trên kết quả cuộc t́m kiếm mà chúng tôi đang thực hiện” – ông Soelistyo cho biết tại một cuộc họp báo.
Đến chiều 29/12, giới chức Indonesia thông báo đă mở rộng phạm vi t́m kiếm về phía Bắc trong vùng biển giữa Sumatra và Kalimantan. Cuộc t́m kiếm tập trung vào các vùng biển xung quanh đảo Bangka và Belitung của Indonesia ở biển Java, sau khi phát hiện vệt dầu loang ở bờ Đông đảo Belitung, gần nơi máy bay mất liên lạc. Theo người đứng đầu Văn pḥng t́m kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia Bambang Soelistyo, vùng biển tập trung t́m kiếm có độ sâu từ 40 đến 50m.
Tại một cuộc họp báo diễn ra chiều tối 29/12, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla đă kêu gọi gia đ́nh các hành khách trên máy bay giữ b́nh tĩnh. Ông Kalla khẳng định, các nỗ lực t́m kiếm đang được đẩy lên mức độ cao nhất. Song, vẫn chưa có mảnh vỡ nào của máy bay được t́m thấy. Trước đó, đội t́m kiếm đă được điều động để xác minh thông tin máy bay giám sát của Australia đă phát hiện vật thể nghi là của máy bay QZ850.
Máy bay Airbus A320 mang số hiệu QZ8501 của hăng hàng không giá rẻ AirAsia chi nhánh tại Indonesia biến mất khoảng 42 phút sau khi rời khỏi sân bay quốc tế Juanda ở Surabaya, thành phố lớn thứ 2 của Indonesia lúc 22h20 GMT ngày 27/12, tức rạng sáng 28/12, giờ Việt Nam. Theo Reuters, liên lạc cuối cùng giữa buồng lái và trạm kiểm soát không lưu diễn ra lúc 6h12 ngày 28/12 (giờ địa phương, 23h13 GMT ngày 27/12). Tại thời điểm đó, một trong các phi công đă yêu cầu được thay đổi độ cao của máy bay từ 32.000 feet (9.754m) lên 38.000 feet (11.582m) để tránh mây. Máy bay đă không phát đi tín hiệu cầu cứu và biến mất 5 phút sau khi yêu cầu thay đổi độ cao nhưng bị trạm kiểm soát không lưu từ chối.
Liên quan đến vụ việc, AFP cho biết, Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Ignasius Jonan ngày 29/12 thông báo, chính phủ nước này sẽ đánh giá lại hoạt động của AirAsia tại Indonesia, bao gồm các chiến dịch kinh doanh và các hoạt động chuyên chở hành khách bằng đường không, để đảm bảo hăng sẽ có các cải thiện về an toàn trong tương lai. Thông tin này được đưa ra trong lúc cổ phiếu của AirAsia đă giảm gần 9% giá trị chỉ một ngày sau vụ việc.
Trong một diễn biến khác, theo AP, ngày 29/12, một máy bay Airbus A320 của hăng hàng không AirAsia chi nhánh tại Philippines đă gặp phải vấn đề về lốp ở thành phố Tagbilaran, miền Trung Philippines. Người phát ngôn Cơ quan hàng không dân dụng Philippines Eric Apolonio cho biết, ít nhất 4 chuyến bay nội địa đến và đi ở Tagbilaran cũng đă phải hủy cùng với máy bay của AirAsia.
VietSN © Sưu Tập