Các cường quốc phương Tây muốn t́m kiếm một lập trường chung thống nhất với Nga và chấm dứt phương pháp tiến cập đối đầu giữa hai bên v́ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đây là tuyên bố vừa được người phụ trách chính sách đối ngoại của EU- bà Federica Mogherini đưa ra trên báo chí Italia.
Ảnh minh hoạ
Bà Mogherini phủ nhận việc EU có quan điểm khác biệt với Mỹ trong lập trường giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukaine.
Những phát biểu mới nhất nói trên của bà Mogherini cho thấy một thái độ dịu nhẹ bất ngờ của giới chức phương Tây đối với Nga sau khi liên tục o ép, gây áp lực với Moscow bằng hàng loạt biện pháp trừng phạt.
Bà Federica Mogherini – Cao uỷ phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) xác định Ukraine là một trong những cuộc xung đột hàng đầu gây lo ngại cho Châu Âu, đặc biệt liên quan đến những tác động từ cuộc khủng hoảng này đối với mối quan hệ của khu vực đồng euro với Nga.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ la Repubblica của Italia, bà Mogherini đă đề xuất mở cuộc đối thoại trực tiếp với Moscow.
“Một mặt, chúng ta nên tăng cường sự ủng hộ cho Ukraine – nơi t́nh h́nh kinh tế của nước này đang nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Mặt khác, chúng ta cũng nên bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp với Moscow về quan hệ giưa hai bên cũng như vai tṛ mà Nga có thể đóng trong các kịch bản khác của cuộc khủng hoảng”, bà Mogherini cho biết.
“Thậm chí ở thủ đô Kiev, tất cả mọi người cũng đều đặt câu hỏi về việc cuộc xung đột hiện nay có thể chấm dứt như thế nào”, vị quan chức đối ngoại cấp cao nhất của EU cho biết đồng thời nói thêm rằng t́nh h́nh “rất khó khăn đối với Nga”. Bà Mogherini cho rằng, v́ lợi ích của Nga, Moscow nên “hợp tác”.
Đồng thời, bà Mogherini cũng bác bỏ ư tưởng cho rằng lập trường của EU trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine khác với đồng minh Mỹ.
“Không có chuyện Châu Âu có lập trường mềm dẻo, đi ngược lại với lập trường cứng rắn của Mỹ. Ngược lại, các số liệu mới nhất cho thấy, thương mại giữa Nga và Châu Âu đang suy giảm trong khi thương mại giữa Nga và Mỹ đang gia tăng”, bà Mogherini đă chỉ ra như vậy.
Cao uỷ chính sách đối ngoại của EU – bà Mogherini cho rằng, quan điểm của Washington đối với Nga trùng khớp với quan điểm của Châu Âu, nói thêm rằng “tất cả mọi người điều muốn thoát ra khỏi chuỗi đối đầu hiện nay”.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU cũng xác định t́nh h́nh ở Trung Đông và Libya là những mối lo ngại chính của Châu Âu, chỉ ra rằng Nga đóng một vai tṛ quan trọng trên sân khấu quốc tế và có thể giúp giải quyết các cuộc xung đột đó.
“Tất cả chúng ta đều biết Nga đóng một vai tṛ quan trọng không chỉ ở Ukraine mà ở cả Syria, Iran, Trung Đông, Libya”, bà Mogherini cho biết.
Áo phản đối quyết liệt việc tăng cường biện pháp trừng phạt Nga
Trong khi đó, Tổng thống Áo Heinz Fischer cảnh báo việc tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, miêu tả đó là bước đi “thiếu khôn ngoan và gây hại”. Cảnh báo này được ông Fischer đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wirtschaftsblatt.
Phương pháp tiếp cận theo hướng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga cho đến khi nước này “đủ yếu” để chấp nhận “các mục tiêu chính trị” riêng của EU là một sai lầm, ông Fischer nhấn mạnh.
“Tôi ủng hộ quan điểm của những người cho rằng chúng ta đang đạt tới một giai đoạn mà việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga sẽ tiếp tục cản trở sự phát triển của nước này nhưng chẳng đem chúng ta đến một giải pháp thân thiện hơn”, ông Fischer cho biết, nói thêm rằng điều đó chỉ khiến mâu thuẫn và sự chia rẽ thêm sâu sắc.
“Nền kinh tế Nga có một mức độ mạnh nhất định nhưng các biện pháp trừng phạt đă gây ra một số vấn đề đáng kể... một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Nga và một sự sụp đổ kinh tế sẽ chỉ tạo thêm ra nhiều vấn đề. Cánh cửa giữa Nga và Châu Âu vẫn mở trong lĩnh vực kinh tế”, Tổng thống Áo nhấn mạnh.
Điều mà cuộc khủng hoảng ở Ukraine cần là những cuộc đàm phán quanh cải cách phi tập trung hoá, ông Fischer cho biết.
“Những cuộc đàm phán nghiêm túc về việc thực hiện cải cách trong lĩnh vực phi tập trung hoá hay liên bang hoá cần phải được tiến hành và điều đó sẽ giúp cải thiện t́nh h́nh ở miền đông Ukraine – nơi cả hai phe đối địch đang sống chung với nhau”, ông Fischer nói thêm.
Mối quan hệ giữa Nga với EU đang xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu luôn đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đă gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và v́ thế, họ đă liên tiếp tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Bất chấp những lời bác bỏ mạnh mẽ của Nga về sự can dự vào t́nh h́nh khủng hoảng ở Ukraine cũng như bất chấp việc phương Tây không đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh cho các cáo buộc của họ nhằm vào Moscow, Mỹ và EU vẫn quyết liệt theo đuổi chính sách trừng phạt. “Cuộc chiến” trừng phạt giữa Nga và EU đang khiến cả hai bên đều “ngầm đ̣n đau”. Khi nền kinh tế của Nga lao đao v́ những đ̣n trừng phạt của phương Tây th́ nền kinh tế Châu Âu cũng phải hứng chịu những tổn thất to lớn. Đây là hậu quả mà giới chuyên gia phân tích và chính khách Châu Âu đă nhiều lần cảnh báo, nhắc nhở trước đó.
Vân Linh (tổng hợp)