Khi năm 2015 đến gần, nhiều chuyên gia nghiên cứu quốc tế lên tiếng cảnh báo thế giới sắp đi vào “vùng thời tiết xấu” cả về chính trị lẫn kinh tế.
Những xung đột của năm cũ, từ Ukraine, Trung Đông cho đến Đông Á vẫn tiếp tục lan sang năm mới; những vấn đề kinh tế của châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiếp tục làm nóng thị trường.
Nh́n tổng quát, theo nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế, giá dầu giảm trong vài tuần gần đây có thể giúp kinh tế toàn cầu tăng thêm 0,8 điểm phần trăm trên mức dự báo 3,8% cho năm 2015. Tuy nhiên, thành quả này sẽ bị hạn chế bởi t́nh trạng bất ổn của kinh tế Nga, sự đ́nh đốn của châu Âu (EU) và t́nh trạng bấp bênh của kinh tế Trung Quốc.
Kinh tế Mỹ có thể là điểm sáng trong bức tranh u ám toàn cầu khi tăng trưởng ổn định trong năm 2014. Nhưng theo Heidi Moore, chủ bút về kinh tế tài chính của báo The Guardian (Anh), năm 2015 Mỹ phải đối mặt với “ngày phán xử nợ nần”. Người dân Mỹ hiện mắc nợ vay tiêu dùng 3.200 tỉ đô la, lăi suất thấp một cách giả tạo kích thích người ta vay tiền để chi tiêu, làm sống lại nguy cơ vỡ nợ vay dưới chuẩn. Trong khoảng 3.200 tỉ đô la tiền nợ tiêu dùng này có hơn 1.200 tỉ đô la cho sinh viên vay học tập, có tỷ lệ nợ xấu là 14%, nghĩa là nguy cơ mất vốn rất cao.
Trong khối doanh nghiệp, giá dầu giảm đặt các công ty khai thác dầu khí Mỹ trước rủi ro lớn. Theo Standard &Poor’s, các công ty dầu khí vay tới 22% thị trường tín dụng dưới chuẩn (subprime) và khả năng mất vốn là rất cao do giá dầu đă thấp hơn chi phí khai thác.
Thách thức của châu Âu đến từ hai phía đối nội và đối ngoại. Đối nội, càng ngày người dân châu Âu càng chán ghét các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Năm 2015, cử tri của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh sẽ đi bỏ phiếu và đây sẽ là cơ hội để người dân bày tỏ sự bất măn với các chính sách vĩ mô của châu Âu, các xu hướng chính trị chống đối dự báo sẽ giành được ảnh hưởng.
Đối ngoại, cuộc đối đầu với Nga cộng với t́nh trạng ốm yếu của kinh tế toàn cầu sẽ làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa châu Âu bị thu hẹp; châu Âu không thể dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng cho dù so với đồng đô la Mỹ, đồng euro đă giảm giá đáng kể tại thời điểm này.
Chuyên gia Robert Kahn cho rằng, để kích thích tăng trưởng, châu Âu cần một giải pháp cải tổ toàn diện, trọng tâm là nới lỏng chính sách tiền tệ, cải cách cơ cấu và tài khóa, củng cố cán cân của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu dường như vẫn chưa muốn áp dụng biện pháp tung tiền mua trái phiếu để kích thích tăng trưởng như Cục Dự trữ liên bang Mỹ đă thực hiện thành công. Với từng quốc gia châu Âu, công cuộc cải cách về thuế khóa và lao động đă được bàn định từ lâu nhưng vẫn chỉ có ở trên giấy. Do vậy, nếu không có hành động quyết liệt trong năm 2015, châu Âu sẽ gây thất vọng lớn cho người dân và khủng hoảng sẽ có điều kiện quay lại, gay gắt hơn.
Với Trung Quốc, 2015 là năm bản lề để chuyển từ nền kinh tế dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa vào tiêu dùng nội địa. Năm 2015 là năm cuối của kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và chuẩn bị bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ 13, với mục tiêu đạt tới “một xă hội hạnh phúc”. Hội nghị Công tác Kinh tế trung ương Trung Quốc họp tháng 12-2014 đă xác định năm 2015 sẽ ưu tiên cải cách cơ cấu kinh tế hơn là thúc đẩy tăng trưởng; chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2015 chỉ là 7%, thấp hơn mức 7,5% của năm 2014, đồng thời các yếu tố về công việc làm và phúc lợi xă hội được coi trọng hơn trước.
Chuyên gia Damien Ma của Viện Nghiên cứu Paulson cho rằng, chính sách vĩ mô của Trung Quốc năm 2015 sẽ tạo thuận lợi cho cải cách cơ cấu; cụ thể chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt hơn dù vẫn được kiểm soát tương đối chặt, cơ chế tỷ giá hối đoái sẽ được tự do hóa một phần để cho đồng nhân dân tệ tăng giảm theo thị trường. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không có lư do để “hạ giá” đồng tiền nhằm hỗ trợ xuất khẩu mà thay vào đó sẽ khuyến khích nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài nhắm tới những mục tiêu có tính chiến lược hơn. Trung Quốc cũng sẽ không tung ra các gói kích thích kinh tế như trước đây mà áp dụng chính sách tài khóa có chọn lọc, kiểm soát các công cụ tài chính để hỗ trợ tăng trưởng khu vực dịch vụ và những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.
Đáng chú ư là năm 2015 sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp công nghiệp nặng, than đá, sắt thép và những ngành gây ô nhiễm v́ giới lănh đạo Trung Quốc đă bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn về cái giá phải trả cho môi trường.
vnn
|