Giá dầu giảm mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế châu Á, nhất là những quốc gia vốn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu dầu.Khi dầu thô ở mức giá thấp nhất trong ṿng hơn 5 năm qua, chính phủ nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn để chi tiêu vào nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và những dự án phát triển khác mà không sợ dẫn đến lạm phát.
Kết hợp với chính sách tiền tệ lỏng, sự phục hồi của nhu cầu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu và giá dầu giảm giúp nâng tốc độ phát triển GDP của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á năm nay lên mức 4,7% từ dự đoán đạt được 4,3% trong năm 2014 theo công ty tư vấn Capital Economics.
“Sự sụt giảm giá dầu thực sự khiến mọi người bất ngờ”, Cedric Chehab – Chủ tịch Business Monitor International – một đơn vị của tổ chức xếp hạng Fitch Ratings cho biết. Giá dầu sụt giảm, theo ông nói là “rất tốt đối với người tiêu dùng nhưng mức độ ảnh hưởng tới các quốc gia tại châu Á sẽ là khác nhau”.
Dầu mỏ chiếm 18% tổng lượng nhập khẩu vào châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, tương đương 3,4% tổng GDP của khu vực này theo tính toán của Merrill Lynch. Dầu mỏ cũng chiếm 18% nhập khẩu của Nhật Bản, tương đương 3,3% GDP của quốc gia này theo Capital Economics.
Sự sụt giảm giá dầu thúc đẩy tăng trưởng GDP tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương khoảng 0,25% lên mức 0,5% theo Rajiv Biswas - chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn HIS. Điều này xảy ra trong bối cảnh tốc độ phát triển chậm chạp tại Trung Quốc và Nhật Bản gây sức ép giảm đối với tăng trưởng kinh tế tại khu vực.
Tại châu Á, không nền kinh tế nào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ như Trung Quốc. Đất nước này đă dành 234,4 tỷ USD để nhập khẩu dầu mỏ trong năm 2013. Thậm chí trong năm 2014 này, Mỹ đă chính thức bị Trung Quốc “vượt mặt” về lượng nhập khẩu dầu mỏ theo tính toán của Cơ quan thông tin năng lượng quốc gia Mỹ.
Các chuyên gia phân tích nói rằng nếu giá dầu giảm hơn 20% trong năm 2015 so với mức giá trung b́nh 100 USD/thùng vào năm 2014, quốc khố của Trung Quốc có thể bỏ túi thêm 50 tỷ USD. “Sự sụt giảm 30% trong giá dầu sẽ giúp thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 1% trong năm tới”, Julian Evans-Pritchard – chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Econmics nói.
Giá dầu thô đă giảm dưới 57 USD/thùng, tức là hơn 1 nửa so với mức giá 115 USD/thùng vào tháng 6 sau sự bùng nổ khai thác dầu từ đá phiến và việc “vua dầu mỏ” Ả rập Saudi th́ từ chối cắt giảm sản lượng. Giá dầu có thể thấp ở mức 53 USD/thùng trong năm 2015 theo Morgan Stanley và giảm gần 50% so với mức trung b́nh trong năm 2014.
Toby Iles, chuyên gia phân tích tại Economist Intelligence Unit tại Singapore nói rằng các cơ quan tư vấn đă tăng dự báo tốc độ phát triển GDP 2015 cho Trung Quốc lên mức 7,1% bởi ảnh hưởng của giá dầu giảm. Một vài chuyên gia phân tích nói rằng giá dầu giảm tạo điều kiện cho Trung Quốc duy tŕ mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức ít nhất là 7% trong năm nay, giảm từ mức 7,5% trong năm 2014.
Cụ thể, giá dầu giảm có thể giúp Trung Quốc bù đắp cho một vài sự suy giảm trong nền kinh tế của nước này như tăng trưởng sản lượng công nghiệp chậm, xuất khẩu giảm, tăng nợ xấu và sự dịch chuyển khó khăn từ mô h́nh tăng trưởng dựa trên đầu tư sang tiêu dùng. Nếu giá dầu vẫn duy tŕ ở mức thấp, Trung Quốc thậm chí có thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu cắt giảm lăi suất như đă làm trong tháng 11 vừa qua.
Bên cạnh đó, Ấn Độ và Indonesia cũng là những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất khi giá dầu giảm. Cả 2 nước này đều đang phải đối mặt với thâm hụt tài khoản văng lai nặng nề. Họ có thể nghĩ đến việc giảm tỷ lệ lăi xuất khá cao hiện nay mà không lo ảnh hưởng tới lạm phát.
Thủ tướng Ấn Độ là Modi và Thủ tướng Jokowi của Indonesia mới lên nắm quyền lực đă cắt giảm hầu hết các khoản trợ cấp nhiên liệu vốn là rào cản của các chính sách trước đó. Thực tế trong 12 tháng tính đến tháng 3 (tức là 2 tháng trước khi Narendra Modi trúng cử tổng thống), Ấn Độ đă trợ cấp giá nhiên liệu lên tới 22 tỷ USD cho người tiêu dùng. Con số này hiện đang được từng bước cắt giảm và chính phủ c̣n đang lên kế hoạch băi bỏ quy định giá nhiên liệu hoàn toàn nếu giá dầu tiếp tục giảm.
Thông tin từ Bộ dầu mỏ Ấn Độ, mỗi 1 USD giảm trong giá dầu giúp giảm gánh nặng trợ giá nhiên liệu tới 1 tỷ USD cho chính phủ. Chehad nói giá dầu là một yếu tố then chốt giúp GDP của Ấn Độ tăng lên khoảng 6,3% trong năm tài chính tới so với dự đoán 5,6% cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015.
Trong khi đó, Indonesia đă loại bỏ trợ giá khí đốt hoàn toàn tính đến thời điểm cuối năm 2014. Chính phủ nước này cũng hứa hẹn cải thiện giá nhiên liệu và hàng loạt chính sách kinh tế, quản lư khác. Những bước đi này cuối cùng sẽ giúp nâng tốc độ phát triển GDP lên mức 5,5% trong năm nay so với dự báo 5,1% vào năm ngoái, Chehab nói.
Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan là những quốc gia khác được hưởng lợi khi giá dầu giảm. Mark Williams, chuyên gia phân tích tại Capital Economics nói rằng các tổ chức tư vấn đă tăng dự báo tốc độ phát triển GDP cho Đài Loan và Hàn Quốc lên 0,5 điểm phần trăm khi giá dầu giảm.
Tại Nhật Bản, tác động của giá dầu giảm đến kinh tế là ít rơ ràng nhất. Trong khi giá dầu thô tính bằng đồng USD đang giảm th́ đồng yen lại cũng tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang trải qua giảm phát, chính v́ vậy giá dầu giảm không mang lại nhiều ư nghĩa với quốc gia này. Dẫu vậy, giá nhiên liệu thấp có thể giúp giảm thâm hụt thương mại của quốc gia này khoảng 2% GDP trong những tháng tới, các chuyên gia kinh tế nói.
Đối lập lại với những lợi ích mà giá dầu giảm mang lại với các quốc gia và khu vực kể trên th́ những nước “chịu trận” là Malaysia, Mynamar, Brunei và Úc.
Malaysia – quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Á có thể giảm 3,1% GDP trong năm 2015 từ mức 5,9% vào năm ngoái, theo Chua Hak Bin – một chuyên gia phân tích kinh tế của Merrill Lynch.
Báo cáo ngân sách mới nhất của chính phủ Úc cũng cho thấy, giá dầu giảm khiến nguồn thu từ thuế khai thác khí đốt của nước này giảm khoảng 760 triệu đôla Úc (tương đương 651 triệu USD) trong ṿng 4 năm tới. Chính phủ Úc cũng dự đoán giá dầu sẽ không thể hồi phục trong ṿng 2 năm tới.
vnn
|
|