Giá trị đồng euro mất 1,2% so với đồng USD, xuống 1 euro “ăn” 1,1864 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2006. Sự sụt giảm này xảy ra sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đưa ra dấu hiệu có thể sớm nới lỏng định lượng tiền tệ để đối phó nguy cơ giảm phát. Dù ECB đă giảm lăi suất xuống mức thấp kỷ lục, đồng thời mua một lượng trái phiếu do các công ty tư nhân phát hành, nhưng một chương tŕnh nới lỏng định lượng toàn diện vẫn chưa được triển khai. Mục đích của chính sách nới lỏng định lượng là nhằm bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng, kích thích nền kinh tế và đẩy giá cả lên cao.
Hy Lạp: Xưa và nay. Tranh: Thin Black Line
Trong khi đó, báo Đức Der Spiegel đưa tin, chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel tin rằng, việc Hy Lạp ra khỏi eurozone sẽ làm gia tăng sức ép lên hệ thống tiền tệ chung, nhưng khu vực này có thể xử lư vấn đề. Chính phủ Đức cũng bác bỏ báo cáo cho rằng họ tin Hy Lạp sẽ tiếp tục thực hiện những điều khoản cứu trợ tài chính mà Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… đặt ra. Phát ngôn viên Georg Streiter của Thủ tướng Merkel từ chối b́nh luận về thông tin chính phủ Đức tin rằng, eurozone đủ mạnh để đối phó khả năng Hy Lạp ra khỏi khối mà không gây ra một cuộc khủng hoảng. Ông Streiter nói rằng, Hy Lạp đă hoàn thành các nghĩa vụ trước đây, và chính phủ Đức “giả định họ sẽ tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng với bộ ba ECB, IMF và Ủy ban châu Âu”, trong bối cảnh chính phủ Hy Lạp sắp thay đổi sau cuộc bầu cử ngày 25/1.
Tháng trước, các bộ trưởng eurozone đồng ư cho Athens thêm 2 tháng theo chương tŕnh cho vay hiện nay, trong bối cảnh hệ thống tài chính của Hy Lạp vẫn c̣n nhiều vấn đề đáng lo ngại mà thời hạn trả nợ đă kết thúc vào cuối tháng 12/2014.
Hy Lạp sẽ bỏ chạy?
Theo giới quan sát, có một nỗi sợ hăi đang lớn dần ở châu Âu, đặc biệt là eurozone. Đó là cuộc bầu cử ở Hy Lạp sắp tới có thể dẫn đến một sự chuyển biến mạnh mẽ trong thái độ của chính phủ đối với các nhà cho vay. Đảng cánh tả Syriza, phe đang dẫn đầu trong các cuộc thăm ḍ dư luận, đă hứa sẽ vứt bỏ thỏa thuận của chính phủ hiện tại với bộ ba ECB, IMF và Ủy ban châu Âu, nếu họ giành được quyền kiểm soát chính phủ sau bầu cử. Bộ ba ECB, IMF và Ủy ban châu Âu đang giám sát gói cứu trợ 240 tỷ euro dành cho Hy Lạp được triển khai từ năm 2010.
Nền kinh tế Hy Lạp vẫn nhỏ hơn 25% so với năm 2008, trong khi đang mang khối nợ lớn nhất trong eurozone, c̣n tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 25,6%. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, ngay cả khi kinh tế Hy Lạp tiếp tục tăng trưởng với mức khiêm tốn là 2%/năm hiện nay, họ vẫn phải mất 13 năm mới trở về đỉnh cao trước khi khủng hoảng. Chính phủ Đức khẳng định rằng, Hy Lạp phải tiếp tục lộ tŕnh khắc khổ và không quay đầu lại. Họ không muốn mở cánh cửa cho những nước khó khăn khác thay đổi những nỗ lực cải cách của họ.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng, việc ở lại hay ra khỏi eurozone “tùy thuộc vào Hy Lạp”. “Châu Âu không thể tiếp tục được xác định bởi chính sách thắt lưng buộc bụng”, ông Hollande nói, ngụ ư eurozone cần tập trung hơn vào tăng trưởng thay v́ cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Các nhà phân tích cho rằng, đồng euro có thể tiếp tục mất giá trong vài tuần tới.
Theo báo chí Đức, chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel sẵn sàng để Hy Lạp rời khỏi eurozone, nếu nước này không tuân thủ chính sách thắt lưng buộc bụng hiện nay. Nội các của bà Merkel coi việc Hy Lạp ra khỏi eurozone là điều khó tránh khỏi, nếu lănh đạo Alexis Tsipras của đảng đối lập Syriza giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 25/1.
24h