Harvard là một trong những trường đại học danh giá nhất ở nước Mỹ và trên thế giới, rất nổi tiếng nhưng cũng đồng thời không hẳn không bị tai tiếng. Chẳng hạn như chuyện nữ sinh viên bị quấy rối. Mới đây, trường này ra quyết định cấm tiệt mọi mối quan hệ luyến ái giữa giáo sư và sinh viên. Trước đó, trường này chỉ cấm quan hệ yêu đương giữa thầy giáo và sinh viên có mối liên hệ trực tiếp với nhau về đào tạo, có nghĩa là đối với thầy giáo và sinh viên mà thầy giáo này chấm điểm hoặc có nhận xét liên quan đến đỗ hay trượt môn thi.
Quyết định này nhằm mục đích ngăn ngừa khả năng xảy ra chuyện thày giáo v́ t́nh cảm yêu đương với học tṛ mà thiên vị khi chấm điểm hoặc nhận xét. Nghe không phải chỉ vô lư. Rành mạch rơ ràng ngay từ ban đầu như thế là cần thiết bởi pḥng bệnh luôn vẫn hơn chữa bệnh.
Nhưng nếu cứ theo lô-gic tiếp cận này th́ biện pháp cấm như thế cần phải được áp dụng cho nhiều mối quan hệ khác như giữa lănh đạo và nhân viên trong công sở, giữa sếp và người lao động trong doanh nghiệp, giữa thầy giáo và học sinh, sinh viên ở tất cả các trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, hay nói theo cách khác th́ là ở tất cả những nơi có sự lệ thuộc của người này vào quyền lực của người khác. Muốn được thật sự khách quan và công bằng th́ đúng là phải loại bỏ mọi tác động chủ quan của người có quyền quyết định.
Chỉ có điều là việc thực hiện nó không đơn giản. Luật nào th́ cũng vẫn có thể bị lách trong vận dụng. Chẳng hạn như hai bên liên quan giữ kín mối quan hệ giữa họ với nhau th́ chẳng ai biết. Không chỉ ở trong chuyện này mà nói chung đều như thế, kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với luật pháp là ư thức chấp hành pháp luật. Một khi không có ư thức ấy th́ cứ có luật là sẽ có cách lách luật, chỉ sớm hay muộn thôi.
VietSN © Sưu tập