Hôm qua 27-4, một trận động đất mạnh 5,1 độ Richter tại Đông Bắc Ấn Độ, trận rung lắc này xảy ra chỉ 3 ngày sau Nepal. Tuy động đất không quá mạnh nhưng cũng đủ để làm người dân nơi đây hoảng loạn, bỏ chạy tháo thân.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho hay tâm chấn nằm ở bang Tây Bengal. Tuy cường độ thua xa trận động đất ở Nepal song cũng khiến người dân vội vàng bỏ chạy ra khỏi nhà. Hiện chưa rơ về thiệt hại.
Tính đến cuối ngày 27-4, đă có tổng cộng hơn 4.000 người thiệt mạng đă do động đất ở Nepal và một số nước lân cận. Tuy nhiên, giới chức Nepal ước tính con số này có thể lên đến 10.000-15.000. Theo đài BBC, ít nhất 200 nhà leo núi đang mắc kẹt trên đường lên Everest phải chờ trực thăng đến cứu.
Người bị thương được đưa từ Trishuli Bazar về Kathmandu bằng máy bay. Ảnh: Reuters
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính khoảng 1 triệu trẻ em Nepal đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất và đối diện mối đe dọa bệnh dịch trong lúc thuốc men thiếu hụt nghiêm trọng. Theo Reuters, hàng trăm người bắt đầu chạy khỏi thủ đô Kathmandu do lo sợ những dư chấn tiếp theo và t́nh trạng thiếu thốn mọi thứ, từ lương thực, điện nước cho đến nhiên liệu, nơi trú ngụ…
Trong bối cảnh đó, có nhiều nước và cơ quan cứu trợ quốc tế đưa hàng và t́nh nguyện viên đến Nepal. Một máy bay vận tải quân sự Mỹ chở 70 nhân viên cứu trợ và 45 tấn hàng hóa, chủ yếu là thiết bị t́m kiếm cứu nạn, đến Nepal hôm 27-4. Nga cũng điều 2 máy bay IL-76 cùng đội cứu hộ, cứu nạn tổng hợp và các thiết bị cần thiết.
Nhiều nước khác đưa hàng viện trợ qua đường bộ từ Ấn Độ vào TP Pokhara của Nepal. Tuy nhiên, ông Ben Pickering, cố vấn chương tŕnh nhân đạo Save the Children, cảnh báo sân bay Kathmandu có thể quá tải bởi làn sóng cứu trợ từ nước ngoài trong những ngày tới.
Một phụ nữ thiệt mạng dưới đống đổ nát ở Bhaktapur - Nepal. Ảnh: Reuters
“Cùng với con số thương vong đang gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng kinh tế đối với Nepal cũng rất nghiêm trọng” - chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái B́nh Dương của Công ty IHS, ông Rajiv Biswas, nhận định. Theo ông, tổng chi phí tái thiết dài hạn ở Nepal có thể vượt mức 5 tỉ USD (tương đương 20% GDP nước này).
VietBF © Sưu tập