Chóng mặt thực chất là một ảo giác, bệnh nhân cảm thấy xung quanh hoặc bản thân xoay tṛn; khi nặng thường kèm theo nôn và người bệnh có thể ngă khi đi. Cảm giác bị chóng mặt rất khó chịu và khi đă bị th́ dường như không làm được việc ǵ cả. Khi bị bạn hăy b́nh tĩnh và tự sơ cứu cho ḿnh để lấy lại được thăng bằng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và xử lư được chứng chóng mặt khi chưa cần thiết phải đi bệnh viện.
Nếu chóng mặt kéo dài cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Chóng mặt là t́nh trạng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở người cao tuổi và những bệnh nhân cao tuổi thường không quan tâm v́ họ chấp nhận nó như một triệu chứng của sự lăo hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng chóng mặt như: Chóng mặt từ mắt do sự mất cân đối của các cơ mắt hoặc khúc xạ mắt chẳng hạn như đeo kính cận không đúng độ; chóng mặt từ tai do rối loạn trong áp lực chất lỏng bên trong tai trong; chóng mặt c̣n do thần kinh trung ương, cơ khớp, lăo hóa, do dùng thuốc... Ngoài ra, chóng mặt do một số bệnh lư như: tim mạch, rối loạn tiền đ́nh, tăng huyết áp hay huyết áp thấp cũng có thể gây ra sự choáng váng.
Đối với chóng mặt thông thường
Đối với người hay bị chóng mặt khi thấy có biểu hiện ngồi xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt và cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, như đang nằm bỗng đứng nhanh dậy hoặc xoay nhanh sang hai bên... nếu buổi tối cần bật đèn sáng và cần vịn tường hoặc chống gậy khi đi bộ để giúp cân bằng nếu có nguy cơ bị té ngă. Tránh xoay đầu quá mức như cúi xuống, ngửa lên hoặc xoay qua hai bên.
Tránh các chất có thể làm giảm tuần hoàn năo như cà phê, thuốc lá, ăn mặn. Tránh những yếu tố nguy cơ như t́nh trạng căng thẳng, các chất gây dị ứng. Để tránh chóng mặt khi đi tàu xe, nên nh́n ra xa về phía trước, không đọc sách hay ngồi nh́n về phía sau, không nh́n hay nói chuyện với người khác khi đang bị chóng mặt, tránh các thức ăn có nhiều gia vị hay mùi quá mạnh. Không làm các công việc nguy hiểm khi đang chóng mặt như lái xe, leo trèo cao.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu các triệu chứng chóng mặt không lặp lại nhiều lần, không kèm theo các triệu chứng khác th́ không cần phải đến bác sĩ. Cách điều trị thông thường là nằm nghỉ hầu hết các triệu chứng sẽ tự phục hồi. Nếu chóng mặt kéo dài, ngày càng tăng và kèm theo một số triệu chứng khác như: buồn nôn, sốt, sụt cân, nh́n đôi, nhức đầu, động kinh và yếu ở cánh tay hoặc chân… th́ có thể gây nguy hiểm nên cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
VietBF © sưu tập