Về vấn đề biển Đông, mỗi nước một cách ứng xử, tựu trung lại là không có ai chấp nhận cho Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng. Giờ đây biển Đông đang là điểm "nóng", hầu hết các cường quốc đang hướng về vùng biển này. Mỹ rồi đến Nga đều lao vào cuộc. Nhưng có một nước đang có những bước đi vững vàng nhất là Nhật Bản. Nhật Bản là nước hiểu Trung Quốc nhất và họ đă đi trước nước này một bước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhiếp ảnh gia: Kiyoshi Ota / Bloomberg
Mỹ tuyên bố thẳng thừng hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được và đề xuất gói viện trợ quân sự hơn 400 triệu USD cho các nước Đông Nam Á, c̣n Nga th́ tuyên bố sẽ tham gia một cuộc tập trận chung với Trung Quốc trên vùng biển này. Nhưng trong mớ ḅng bong các quốc gia ấy, nước đang có những bước đi vững vàng nhất lại đang là Nhật Bản. Lặng lẽ, nhưng người Nhật lại đang đi trước Trung Quốc một bước dài.
Theo đó, Nhật Bản sẽ chính thức bắt đầu đàm phán với Philippines về một hiệp ước quân sự cho phép các lực lượng quân sự Nhật Bản được phép sử dụng các cảng biển của Philippines. Nếu thành công, đây sẽ là một bước ngoặt lớn không chỉ đối với quân đội Nhật mà c̣n với cục diện phức tạp trên biển Đông hiện nay. Đây sẽ là lần đầu tiên quân đội Nhật được phép triển khai và sử dụng các căn cứ ở bên ngoài nước Nhật kể từ sau thế chiến thứ hai.
Kết hợp với việc Nhật Bản đang dẫn đầu trong thương vụ cung cấp tàu ngầm cho hải quân Australia, nó đang cho thấy Nhật Bản đang khôi phục lại được gần như hoàn toàn mọi khía cạnh và đặc quyền đầy đủ của quân đội của một quốc gia. Sau thế chiến hai, Nhật Bản phải chấp nhận một sự trói buộc lớn về vấn đề quân sự, khi không chỉ không được phép tái vũ trang quân đội, mà Nhật cũng không được phép duy tŕ sự hiện diện của quân nhân nước ḿnh ở bất cứ đâu trên thế giới, kể cả trong các vấn đề bảo vệ ḥa b́nh.
Việc Nhật có thể truy cập và sử dụng các cảng biển của Philippines cho hạm đội của ḿnh không chỉ là một bước tiến dài cho việc Nhật quay trở lại vị thế một cường quốc quân sự, mà c̣n báo hiệu một sự thay đổi cục diện tại biển Đông. Nếu hiệp ước được thông qua, các tàu tuần tra Nhật Bản sẽ gần như có mặt rất thường xuyên trên biển Đông và có thể dễ dàng kết hợp với các tàu tuần tra của Việt Nam và Philippines trở thành một lực lượng đáng gờm đối với các tàu hải giám của Trung Quốc.
Việt Nam và Philippines hiện cũng đang có thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau trên biển Đông, và v́ thế một cuộc hợp sức giữa tàu tuần tra của ba nước là Nhật Bản, Việt Nam, Philippines là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như có sự cố liên quan đến Trung Quốc xảy ra. Đó là chưa kể, hiện nay cả Mỹ và Australia đều đă hoàn tất một hiệp ước tương tự với Philippines, đồng nghĩa với việc các tàu Mỹ và Australia cũng có thể xuất hiện ở vùng biển này bất cứ lúc nào.
Song song với việc đàm phán hiệp ước quân sự với Philippines, Nhật Bản cũng đang t́m cách tăng cường quan hệ với Nga, như một động thái giữ Nga khỏi các vấn đề ở châu Á Thái B́nh Dương. Sự hiện diện của Nga ở khu vực này đang có tần suất ngày càng lớn, khi Nga đă tiến hành một cuộc tập trận chung với Trung Quốc trên biển Hoa Đông vào năm 2014, và giờ đây là một cuộc tập trận Nga - Trung ở biển Đông vào năm 2016.
Dù đây chỉ là những cuộc tập trận chung mang ư nghĩa h́nh thức, nhưng khả năng Nga tăng cường sự hiện diện của ḿnh trong các vấn đề tại châu Á - Thái B́nh Dương là điều có thể xảy ra, và Nhật muốn tránh điều ấy. Ở vị trí tiếp giáp với cả hai cường quốc là Trung Quốc và Nga, Nhật Bản không muốn cùng lúc chịu sức ép từ cả hai cường quốc này.
Theo đó, một bản ghi nhớ giữa Nhật và Nga về việc giải quyết các vấn đề xung đột giữa hai bên, đặc biệt là việc tranh chấp một số ḥn đảo, có thể sẽ được diễn ra trong thời gian tới. Bản thân Nga cũng đang xoay trục về phía đông và hướng tới việc tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại với các đối tác ở châu Á. Nga không có lợi ǵ khi xen vào các vấn đề xung đột của Trung Quốc tại châu Á, và khi mà mối quan hệ lợi ích giữa Nga và các nước châu Á như Việt Nam và Nhật Bản tăng lên, th́ khả năng Nga giữ thế trung lập tại khu vực này sẽ ngày càng tăng. Nếu Nhật Bản có thể giữ Nga ở thế đứng ngoài cuộc chơi tại châu Á - Thái B́nh Dương, th́ đó sẽ là một bước đi quan trọng để cô lập Trung Quốc.
So sánh các bước đi của Trung Quốc và Nhật Bản trong những ngày qua, th́ Nhật Bản đang tỏ ra thực tế hơn và thu được nhiều thành quả hơn. Cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga tại biển Đông phần nhiều chỉ mang ư nghĩa h́nh thức, và bản thân Nga cũng đă tuyên bố không muốn xen vào t́nh h́nh xung đột ở khu vực. Trung Quốc ở thời điểm hiện tại vẫn đang đứng một ḿnh, dù nước này có tiếp tục mở rộng các đảo san hô trên biển Đông đi nữa.
Trong khi đó tầm hoạt động của hải quân Nhật trên thực tế lại đang tăng lên với việc đàm phán hiệp ước quân sự với Philippines và Nhật cũng đang giữ Nga ở ngoài cuộc chơi bằng việc tăng cường quan hệ giữa hai nước. Một sự hợp tác tay ba giữa Nhật Bản, Việt Nam và Philippines tại biển Đông đang báo hiệu một sự thay đổi tương quan lực lượng tại vùng biển này, kể cả khi Trung Quốc có mở rộng các đảo san hô tại đây đi nữa.
therealrtz © VietBF