VBF-Đây được cho là điều không có ǵ là lạ khi mà TQ không thể tạo ra được môi trường làm ăn thuận lợi cho các nhà đầu tư. Họ đă sớm nhận ra rằng kinh tế TQ đang bên bờ vực những bất ổn và rủi ro...
Sự tháo chạy kỷ lục
Theo tin tức trên Bloomberg, trích dẫn số liệu từ EPFR Global cho thấy, chỉ trong 7 ngày từ mùng 4 – 10/6, các quỹ đầu tư đă rút tổng cộng 9,2 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có 6,8 tỷ USD rút khỏi thị trường Trung Quốc. Đây là con số lớn nhất từ đầu năm 2008. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, các nhà đầu tư đă rút 26 tỷ USD khỏi các quỹ tại thị trường mới nổi sau khi đă rút 24 tỷ USD trong năm 2014.
Hành động rút hàng tỷ đô khỏi thị trường Trung Quốc xuất hiện sau khi chỉ số MSCI Emerging Markets Index (đo lường diễn biễn của các thị trường mới nổi) giảm 12 phiên liên tiếp cho tới ngày 9/6 vừa qua, đánh dấu chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ năm 1990.
Đồng thời, MSCI cũng đưa ra tuyên bố sẽ không đưa cổ phiếu niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến (những cổ phiếu loại A) vào các bộ chỉ số của hăng này, do lo ngại hạn chế về mặt thị trường của Trung Quốc. MSCI cho biết sẽ phải làm việc lại với các cơ quan quản lư Trung Quốc để giải quyết một số vấn đề về rào cản gia nhập thị trường trước khi đưa những cổ phiếu của Trung Quốc vào bộ chỉ số của ḿnh.Yếu tố này đă đè nặng lên tâm lư của các nhà đầu tư và khiến một lượng tiền lớn bị rút khỏi thị trường Trung Quốc và một số thị trường mới nổi khác.
Dù Ian Wilson – Giám đốc điều hành mảng dữ liệu quỹ đầu tư tại EPFR dẫn lời trên CNN cho biết “Tôi sẽ không nói rằng nhà đầu tư đang lạnh nhạt với thị trường mới nổi. V́ đây chỉ là trường hợp với Trung Quốc thôi”, tuy nhiên, trên thực tế là các thị trường mới nổi bao gồm cả Trung Quốc đă trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong vài năm qua.
Đă được dự đoán trước?
Vậy đâu là nguyên nhân khiến MSCI không đưa cổ phiếu trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến vào các bộ chỉ số của hăng, bất chấp thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ấn tượng? Theo thống kê, chỉ số Shenzhe A Share trên sàn Thâm Quyến đă tăng 122% từ đầu năm 2015 – mức tăng mạnh nhất thế giới, trong khi Shanghai Composite cũng tăng 60% trong cùng kỳ.
Lư giải cho quyết định này, MSCI chỉ đưa ra tuyên bố ngắn gọn là họ lo ngại về rào cản thị trường của đất nước đông dân nhất thế giới. Nhưng theo phân tích trên CNN cho thấy, hiện vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang bị hạn chế khá lớn tại Trung Quốc. Các tổ chức đầu tư chỉ có thể tham gia thị trường chứng khoán khi được cho phép với số vốn hạn chế. Rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài khi muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc đă phải đầu tư thông qua kênh ETF – quỹ theo dơi hoạt động của thị trường.
Dù vẫn đang mở cửa dần thị trường khi kết nối hai sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải để cho phép giao dịch xuyên biên giới, tuy nhiên, theo một số ư kiến chỉ trích cho rằng như vậy là chưa đủ cho một nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.
Đó là vấn đề riêng tại thị trường Trung Quốc. C̣n nói chung, nền kinh tế tại các thị trường mới nổi (bao gồm cả Trung Quốc) đang không đạt được dấu ấn như kỳ vọng trong vài năm trở lại đây mà theo đánh giá của WB – đang đứng trước môi nguy “cơ cấu chậm lại”. Do đó, không khó hiểu khi chỉ cần một "giọt nước làm tràn ly" cũng đủ để các nhà đầu tư rút hàng tỷ đô khỏi các thị trường này.
CEO Win Udomrachtavanich của quỹ One Asset Management (Bangkok) nhận định việc nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, đồng USD mạnh dần lên và kịch bản Fed tăng lăi suất sẽ làm giảm ḍng vốn chảy vào các thị trường mới nổi. “Chúng ta sẽ không thể chứng kiến ḍng vốn chảy vào các thị trường mới nổi mạnh mẽ như trước kia”.
Bloomberg dẫn số liệu, 17 trong số 33 quỹ của Mỹ đầu tư vào các thị trường chứng khoán mới nổi với hơn 1 tỷ USD tài sản đă ghi nhận diễn biến dưới mức trung b́nh ngành trong 5 năm qua. Dẫn chứng là quỹ Templeton Asian Growth có 33% tài sản trong các cổ phiếu công nghệ và nguyên vật liệu thô chỉ tăng trưởng 4,3% mỗi năm trong ṿng 5 năm qua trong khi chỉ số MSCI AC Asia ex Japan index có mức tăng trưởng 8,1%.
Mark Mobius – 1 trong 10 nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, người được tung hô là “vua” của thị trường mới nổi cũng chỉ nhận được những kết quả thu lời “xoàng xĩnh” vài năm trở lại đây. 11 trong số 13 quỹ lớn nhất mà Mobius đang quản lư tại Franklin Templeton Investments luôn bị tụt lại so với mức trung b́nh của ngành trong suốt 5 năm qua. Ở thời kỳ đỉnh cao, các quỹ này nắm giữ tổng cộng 39 tỷ USD (năm 2011), ngày nay con số giảm xuống c̣n 26 tỷ USD.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới vừa được tổ chức tháng 1/2015 tại Davos (Thụy Sĩ), các nhà đầu tư, kinh tế kỳ cựu đă chuyển hướng quan tâm từ thị trường mới nổi sang kinh tế Mỹ. Bởi trong khi các Brazil, Nga, Ấn Độ chưa có những cú nhảy vọt về biện pháp cải cách kinh tế, Trung Quốc đối mặt với mức tăng trưởng thấp nhất trong ṿng 6 năm trở lại đây (quư I chỉ tăng 7,5%) th́ Mỹ lại đang khôi phục với những số liệu ấn tượng.
Quư III/2014, kinh tế Mỹ đă tăng trưởng 5% , quư IV tiếp tục tăng trưởn 2,6%. Và dù nền kinh tế Mỹ đă sụt giảm bất ngờ 0,7% trong quư I/2015 th́ dự báo, trong năm 2015, nền kinh tế số 1 thế giới vẫn có thể đạt được mức 2,5% - theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
“Con lắc đă chuyển vị trí, Mỹ đang lấy lại vị trí trong bức tranh kinh tế thế giới. Đây là nơi mà nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhất”, Jacob Frenkel – chuyên gia đến từ ngân hàng JPMorgan Chase nhận định.
vk
|