Ngày 29/6 vừa qua, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), 50 trong tổng số 57 quốc gia thành viên sáng lập Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đă chính thức kư kết văn kiện thành lập cùng với điều lệ hoạt động của ngân hàng này. AIIB được thành lập trên cơ sở sáng kiến của Trung Quốc và nhằm mục đích tài chi cho những dự án phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng, giao thông vận tải và truyền thông ở các nước châu Á. Trung Quốc đóng góp vốn nhiều nhất, tiếp theo sau là Ấn Độ, Nga và Đức vào số vốn ban đầu cho AIIB là 50 tỷ USD, về sau có thể tăng lên 100 tỷ USD. Với trọng lực lá phiếu là 26,06%, Trung Quốc không chỉ có tiếng nói quan trọng trong AIIB mà trên thực tế c̣n có quyền phủ quyết những quyết định của AIIB bất lợi cho Trung Quốc bởi tất cả các thành viên c̣n lại của AIIB dẫu có hợp lại cũng không đủ trọng lực 75% phiếu bầu để thông qua những quyết định và sửa đổi điều lệ hoạt động của ngân hàng này.
Trước mắt, với mức vốn chỉ như vậy, AIIB chưa thể ganh đua được với những thể chế tài chính và tiền tệ chế ngự trật tự tài chính và tiền tệ lâu nay trên thế giới là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Ngoài Mỹ và Nhật Bản, tất cả các nước công nghiệp phát triển khác trên thế giới đều tham gia AIIB. Những thành viên này sẽ vừa t́m kiếm vai tṛ trong AIIB lại vừa ngăn cản AIIB phát triển đến mức gây bất lợi cho WB, IMF và ADB. Vai tṛ lấn át của Trung Quốc cũng có thể về lâu dài sẽ gây ra xung khắc lợi ích và phân hoá nội bộ các thành viên AIIB.
Trong tương lai, AIIB có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các thể chế tài chính và tiền tệ thế giới nói trên. Khi ấy, trật tự tài chính và tiền tệ thế giới sẽ thay đổi. Các nước đang phát triển là thành viên của AIIB sẽ được lợi trên nhiều phương diện. Đương nhiên, Trung Quốc được lợi nhiều hơn cả.
VietBF ©Sưu tập