Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 9/7 giao dịch đầy biến động nhưng theo chiều hướng tích cực sau khi Bắc Kinh tiến hành các biện pháp mới nhằm ngăn kịch bản các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu. Động thái này cũng đă khiến các thị trường châu Á đảo chiều.
Theo AFP, chỉ số chứng khoán chính Thượng Hải đă mất 30% so với đợt tăng giá ngoạn mục lên đến đỉnh điểm vào hôm 12/6, dấy lên những lo ngại về tác động tiêu cực tới tổng thể nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, điểm chuẩn của chỉ số này tại phiên giao dịch ngày 9/7 đă tăng 5,76%, tương đương 202,14 điểm, lên thành 3.709,33 trên tổng giá trị giao dịch 673,3 tỉ nhân dân tệ (110,1 tỉ USD). Chỉ trong ngày hôm qua, chỉ số này đă giảm 3,81% trước khi đảo chiều tăng 6,88%, tương đương với việc biến động hơn 10% trong cùng 1 ngày.
Trong khi đó, chỉ số Shenzhen Composite Index – chỉ số theo dơi chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 2 của Trung Quốc – cũng đă kết thúc phiên giao dịch ngày 9/7 với việc tăng 3,76%, lên thành 1.955,35 điểm trên tổng giá trị giao dịch 277,6 tỉ nhân dân tệ. Dữ liệu các giao dịch cho thấy hơn 1.100 mă chứng khoán ở cả 2 thị trường nói trên đều tăng 10% giới hạn ngày.
Việc tăng điểm của các giao dịch chứng khoán tại Trung Quốc diễn ra sau khi chính phủ nước này áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các cổ đông lớn, tức những người nắm giữ ít nhất 5% cổ phần của một doanh nghiệp, và các giám đốc điều hành của những công ty đă niêm yết bán cổ phiếu của họ trong 6 tháng tới nhằm b́nh ổn thị trường.
Bên cạnh đó, cảnh sát và các nhà quản lư thị trường chứng khoán Trung Quôc trong ngày 9/7 cũng mở một cuộc điều tra về nghi vấn nhiều nhà đầu tư đă bán khống cổ phiếu tại các thị trường ở nước này. Cùng ngày, ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng tuyên bố cung cấp thanh khoản cho Tập đoàn tài chính chứng khoán Trung Quốc nhằm giúp ổn định thị trường. “Với việc Trung Quốc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giải cứu thị trường, tâm lư thị trường đang có sự phục hồi nhẹ. Sự tăng giá trong ngày 9/7 có thể giúp giảm áp lực bán khi các công ty tiếp tục giao dịch cổ phần của ḿnh nhưng đà tăng này có ổn định hay không phụ thuộc vào các chính sách tới đây” - ông Qian Qimin, một nhà phân tích tại Tập đoàn Shenwan Hongyuan, nhận định.
Theo Bloomberg, tính đến ngày 9/7, hơn 1.400 công ty đă ngừng giao dịch tại thị trường chứng khoán của Trung Quốc, tương đương 50% thị trường đă niêm yết. Động thái này giúp các công ty đó ngăn được khả năng tiếp tục mất giá nhưng khiến cho thị trường chung bị tác động đột ngột.
Cùng với các diễn biến ở Trung Quốc, các thị trường chứng khoán tại châu Á đến cuối ngày 9/7 cũng đă tăng giá trở lại, đảo ngược những tổn thất nặng nề trong phiên giao dịch buổi sáng. Sàn chứng khoán Hong Kong ở phiên đóng cửa tăng 3,73% sau khi thị trường ghi nhận tổn thất trong 1 ngày lớn nhất trong ṿng 6 năm trở lại đây trong ngày 8/7. Chứng khoán Tokyo cũng đă phục hồi sau khi mất 3% điểm.
Tuy nhiên, cổ phiếu tại Mỹ lại giảm trong phiên giao dịch đêm 8/7 do những lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng diễn tiến của thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc – một động lực chính của sự tăng trưởng toàn cầu – và nhưng lo ngại về khả năng Hy Lạp ra khỏi eurozone. Chỉ số Dow Jones Industrial Average kết thúc ở việc giảm 1,47%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đă tăng đáng kể từ cuối năm 2014. Trong những tuần gần đây, chứng khoán tại nước này đă bắt đầu sụt giảm mạnh do những hạn chế về giao dịch kư quỹ cùng những lo ngại về việc thị trường phát triển quá nóng cũng như việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn chiếm phần lớn thị trường đổ xô bán tháo cổ phiếu do hoảng loạn. Các diễn tiến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đă ảnh hưởng đáng kể đến giá các tài nguyên thiên nhiên. Giá quặng sắt trong ngày 9/7 đă giảm xuống mức thấp nhất trong ṿng 6 năm trở lại đây. “Rủi ro từ thị trường Trung Quốc rơ ràng đang tác động đến thị trường hàng hóa” - nhà phân tích chiến lược Evan Lucas của công ty IG Markets cho hay.
VietBF ©Sưu tập