Tại Châu Phi Nạn săn người bạch tạng đang diễn ra rất phức tạp. Chính phủ các nước đang phải vào cuộc mạnh mẽ để chống lại nạn săn người bạch tạng.
Những người 'da trắng' giữa 'lục địa đen'
Mohamed Mabula là một người lái xe taxi tại Ndembezi - miền Bắc Tanzania. Hai trong số 6 người con của ông cần được bảo vệ đặc biệt. Đứa bé 4 tuổi Shija và 6 tuổi Dotto bị rối loạn sắc tố da. Đây là căn bệnh mà nhiều người gọi là bạch tạng. Ở Tanzania, thật nguy hiểm khi bị căn bệnh này.
Sự mê tín khiến cho nhiều người kinh doanh bộ phận cơ thể của bệnh nhân mắc bệnh tạng. Họ tin rằng các bộ phận cơ thể của người bị bạch tạng có sức mạnh kỳ diệu. Theo các chuyên gia, các bộ phận cơ thể của bệnh nhân bạch tạng được bán với giá thành rất đắt. Một người bị bạch tạng có thể được bán với giá khoảng 65.000 euro (khoảng 1,5 tỷ đồng). Đó là lư do khiến nạn săn người bạch tạng diễn ra theo chiều hướng rất phức tạp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc th́ có ít nhất 75 người bị bạch tạng đă bị giết ở Tanzania từ năm 2000 và hàng chục người khác bị cắt xén cơ thể.
Trong tháng 5/2015, những kẻ tấn công đă cắt bàn tay của một phụ nữ 30 tuổi ở khu vực phía tây Katavi. 8 nghi phạm đă phải xuất hiện ở ṭa án. Mabula lo sợ cho gia đ́nh ḿnh. Ông nói: 'Tôi đang sống trong một túp lều đơn sơ. Tôi hy vọng chính phủ giúp ḿnh xây dựng một ngôi nhà an toàn hơn để có thể ngủ một cách an lành'.
Nạn săn người bạch tạng khiến rất nhiều bệnh nhân phải vào các trung tâm được bảo vệ đặc biệt
Do số lượng các cuộc tấn công người bị bạch tạng là rất lớn nên cơ quan chức năng ở Tanzania đă phải vào cuộc. Tổng thống nước này lên án các vụ tấn công là 'kinh khủng và ô nhục cho đất nước'.
Viên cảnh sát Valentino Mlolowa nói với DW rằng t́nh h́nh tấn công bệnh nhân bị bạch tạng trong khoảng thời gian 2006 - 2009 là đặc biệt xấu tại khu vực Mwanza. Nhưng từ năm 2010 nó đă được cải thiện. Tuy vậy, viên cảnh sát này cho biết đó không phải là lư do để ăn mừng bởi sự mê tín dị đoan vẫn c̣n phổ biến.
Cuộc sống của người bị bạch tạng
Mặc dù chính phủ Tanzania đă rất nỗ lực nhưng tương tai tốt hơn cho những người bị bạch tạng tại đất nước này vẫn c̣n là một chặng đường dài. Nhiều gia đ́nh đă phải giấu con cái bị bệnh bạch tạng. Một số khác th́ sống trong các trung tâm đặc biệt - nơi họ được giáo dục và bảo vệ. Nhưng đối với Hamida Ramadhani - một người mẹ của 3 đứa con bị bạch tạng, đây không phải là một giải pháp lâu dài. Cô cảm thấy như bị giam trong trung tâm và chịu sự xa lánh của xă hội. Cô cho biết: 'Tôi cảm thấy thực sự đau ḷng bởi nghe tin vẫn c̣n người mắc bạch tạng bị giết'.
Deborah Ruge, 14 tuổi cũng sống tại trung tâm chăm sóc người bị bạch tạng. Từ năm 2010, những kẻ tấn công không rơ danh tính đă cố gắng giết cô bé. Mặc dù cảm thấy được chăm sóc tốt nhưng Ruge rất nhớ gia đ́nh. Cô nói: 'Tôi muốn có thể nh́n thấy cha mẹ dù chỉ một lần'.
Berthold Alfred, cũng là một người bị bạch tạng khi đang là giáo viên tiểu học. Cha mẹ của Alfred- những người sống trong một ngôi làng gần biên giới Burundi đă không đến thăm ông trong một thời gian dài. Alfred muốn phá vỡ những định kiến của xă hội về người bị bạch tạng. Nhưng hiện giờ ông là một bệnh nhân bạch tạng và phải phụ thuộc vào sự bảo vệ của trung tâm.
Đă có người bị bạch tạng ở Quốc hội Kenya
Isaac Mwaura bị rối loạn sắc tố da và là một thành viên của Quốc hội Kenya. Ông đă đưa ra một dự luật tại Quốc hội Kenya trong đó đề nghị án chung thân cho bất cứ kẻ nào tham gia vào các vụ giết người bị bạch tạng. Tuy vậy, Mwaura cũng đă phải trải qua những khó khăn trong quá khứ. Cha ông đă rời bỏ gia đ́nh khi biết rằng Mwaura sinh ra với bệnh bạch tạng. Mwaura nói: 'Ông ấy không muốn tin rằng có một đứa con bị bạch tạng'.