Liên tiếp những vụ nổ lớn gây chấn động Thiên Tân đă xảy ra làm kinh hăi bao nhiêu người dân TQ. Đây là thảm họa "nhân tai” - do chính quyền Trung Công gây ra. Những vụ nổ này xảy ra như một lẽ tất yếu bởi lâu nay, Trung Quốc chỉ chú trọng đến tốc độ phát triển mà làm ngơ yếu tố con người.
Sự cố Thiên Tân – thảm họa do con người
Trang tin Đa chiều ngày 17/8 đă đăng tải bài xă luận có tiêu đề “Đừng lấy sinh mạng của nhân dân để trả giá cho sự phát triển”, nhằm vạch rơ nguyên nhân sâu xa dẫn đến thảm họa “nhân tai” mà người dân Thiên Tân đang phải hứng chịu.
Theo Đa chiều, điều khiến dư luận phẫn nộ, là đă 5 ngày trôi qua, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng, đâu là nguyên nhân dẫn đến thảm họa khủng khiếp đối với người dân Thiên Tân.
Vào thời điểm hiện nay, thật khó để t́m ra câu trả lời đáng tin cậy cho câu hỏi: các kho, băi ở Tân Hải đă chứa bao nhiêu loại hàng hóa nguy hiểm vốn đang là mối quan tâm của nhiều người.
Và tất nhiên, cũng là bất khả thi đối với cơ quan hữu quan tại Thiên Tân trong việc đưa ra báo cáo chính xác về số lượng hàng được lưu kho, băi vào lúc này. Điều đó cho thấy cách làm việc vô cùng tắc trách và thiếu khoa học, trước tiên là của ban quản lư khu Tân Hải.
Hiện trường vụ nổ tại Thiên Tân.
Trong khi đó, ở phạm vi bán kính vài trăm mét tính từ hiện trường vụ nổ nguy hiểm này, là các khu dân cư đông đúc, thậm chí là các trường mẫu giáo.
Nhân viên cứu hỏa lao vào hiện trường dập lửa, ứng cứu các nạn nhân cũng không nhận được bất cứ cảnh bảo nào về sự tồn tại của các hóa chất độc hại và những hóa chất chỉ cần gặp nước sẽ nổ tung.
Họ cũng không thể căn cứ vào cách thức lưu kho để áp dụng các phương án cứu hộ khoa học, giảm thiểu thiệt hại về người.
Hậu quả là, các vụ nổ liên tiếp đă gây ra thương vong và tổn thất ngoài sức tưởng tượng của con người.
Những điều này nói lên sự thật, rằng thảm họa Thiên Tân thực chất là nhân họa chứ hoàn toàn không có yếu tố thiên tai. Và nhân họa, tất nhiên là có thể pḥng tránh.
Đó là lư do v́ sao, nhà chức trách Thiên Tân nói riêng và Trung Quốc nói chung, cần phải điều tra triệt để, truy trách nhiệm đến cùng đối với những thành phần tắc trách, để có câu trả lời thỏa đáng đối với những người đă chết và gia đ́nh họ.
Bằng chứng đanh thép cho sự phát triển mất cân bằng của Trung Quốc
Đáng lưu ư là, những vụ nổ liên tiếp tại Thiên Tân không khác là bao so với các sự vụ tương tự, xảy ra khá thường xuyên trong thời gian gần đây tại Trung Quốc.
Đây chính là hậu quả của quá tŕnh phát triển chóng mặt, nhưng mất cân bằng và không được quản lư tốt tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo trang Đa chiều, những năm qua, chính quyền Bắc Kinh đă “nhắm mắt” đẩy tốc độ phát triển và làm ngơ trước thực thế là tư duy quản lư điều hành không đủ hiện đại, khoa học và chuyên nghiệp.
Nh́n lại những sự cố gây chấn động khắp trong và ngoài Trung Quốc, không khó để liệt kê một danh sách dài, từ vụ nổ ống dẫn dầu ở Thanh Đảo, Đại Liên, cháy nhà máy hóa chất sản xuất PX Phúc Kiến cho đến thảm họa ô nhiễm không khí nặng nề, các vụ sập mỏ than....
Những vụ việc này là bằng chứng xác thực nhất, phản ánh hậu quả nghiêm trọng của cái gọi là phát triển vượt bậc nhưng tùy tiện, thoát ly khỏi quá tŕnh giám sát quản lư phù hợp với thực tiễn.
Đây là cái giá phải trả cho sự phát triển mất cân bằng cúa Trung Quốc.
Trong tương lai, những việc Trung Quốc làm hôm nay, sẽ để lại một vết ố lớn trong lịch sử của nước này.
Nh́n từ phạm vi toàn cầu, tại rất nhiều các quốc gia đang phát triển, vẫn thường xuyên xuất hiện những thảm họa như vụ Thiên Tân. Thậm chí, ngay cả tại những nước phát triển đôi khi cũng khó tránh khỏi những sự cố tương tự.
Tuy nhiên, theo Đa chiều, Trung Quốc là một h́nh mẫu điển h́nh trong việc chỉ đơn thuần chú trọng đến tốc độ phát triển và các lợi ích kinh tế mà xem nhẹ việc nâng cao năng lực quản lư.
Có lẽ v́ lư do này, nên xă hội Trung Quốc mới nảy sinh ra một mâu thuẫn “kinh niên”: một mặt kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng, nhưng mặc khác, các thảm họa “nhân tai” không ngừng gia tăng.
Để giải quyết mâu thuẫn này, cần phải bắt đầu từ nơi khởi nguồn của nó. Theo đó, đối với những thảm họa “nhân tai”, Trung Quốc vừa phải điều tra rơ nguyên nhân, vừa phải truy cứu, xử lư nghiêm minh, hạn chế tối đa việc tái diễn thảm họa.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc, v́ các thảm họa trên mà phủ nhận vai tṛ của sự phát triển.
Thời kỳ ḥa b́nh, chú trọng đến sự phát triển và kiến thiết của Trung Quốc hiện nay thực chất đang rất “bất b́nh thường”.
Trong khi đó, thời đại đa nguyên hiện nay vô cùng hà khắc, bởi dân chúng đang ngày càng “khó tính” hơn với các nhà điều hành đất nước. Trong bối cảnh đó, quan điểm của các nhà lănh đạo Trung Quốc nên chăng cần thay đổi?
Chỉ những cách quản lư thông minh, chuyên nghiệp và bao dung, mới có thể giúp họ đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của ḿnh và nhận được sự ủng hộ của quần chúng.