Trung Quốc đừng ḥng qua mặt được Mỹ dù có hùng hổ đến đâu, đó là một điều chắn chắn. Mỹ đă lên kế hoạch tác chiến hoàn hảo sẵn sàng ứng phó với những t́nh huống bất ngờ tại Châu Á Thái B́nh Dương. Theo đó trong những t́nh huống khác nhau, nước Mỹ đều có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào.
Hạm đội tàu sân bay tác chiến Mỹ luôn sẵn sàng ứng phó với những t́nh huống bất ngờ tại Châu Á Thái B́nh Dương
Trong nhiều thập kỷ, các lănh đạo Trung Quốc đă thực hiện hoàn hảo chiến lược của Đặng Tiểu B́nh "che giấu năng lực, chờ đợi thời cơ” và thời gian im lặng của Trung Quốc khá dài. Nhưng từ khi ông Tập Cận B́nh lên nắm quyền, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thay v́ sử dụng khẩu hiệu đó đă áp dụng một chiến lược quyết đoán hơn, tập trung vào hiện thực hóa "Giấc mơ Trung Hoa” thành siêu cường và sự cần thiết phải "tích cực phấn đấu thực hiện một điều ǵ đó".
Không ở đâu học thuyết địa chính trị mới này thể hiện rơ ràng bản chất và khả năng gây nguy hiểm hơn là ở Biển Đông với việc tạo ra các tranh chấp cực đoan và đầy bạo lực.
Kể từ khi kết thúc nội chiến Trung Quốc, Bắc Kinh đă chuẩn bị cho việc khống chế toàn bộ vùng nước Biển Đông, bao gồm tất cả các tuyến đường dọc theo biển Việt Nam và Philippines kéo dài đến tận bờ biển Borneo cách đó 1.700 dặm.
Chỉ cần nh́n vào đường “chín đoạn” mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ là thấy rơ tham vọng Bắc Kinh, dù căn cứ của những tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn mù mờ về những chứng cứ lịch sử nào đó.
Tất nhiên, Trung Quốc không chỉ tuyên bố chủ quyền đơn thuần trên vùng nước mở mà nhằm đến những “lợi ích cốt lơi” mà Bắc Kinh có thể có được.Trị giá 5.000 tỷ USD thương mại vận tải qua lại Biển Đông mỗi năm, các ngư trường giàu có và nguồn tài nguyên năng lượng tiềm năng vô cùng lớn là điều mà quốc gia này sẵn sàng tranh đấu. Giá trị chiến lược và vị thế quan trọng của khu vực này quá rơ trong mắt của người Trung Quốc.
Đây chính là nguyên nhân của những hành động ngày càng bạo lực và khiêu khích mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, là tín hiệu báo động cho các nước láng giềng và Mỹ.
Washington đă kêu gọi tất cả các bên tranh chấp tránh những hành động có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng hải quân và hải cảnh cũng như lực lượng phi quân sự quấy rối tàu thuyền các quốc gia khác, hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ với một hạm đội tàu đi kèm trong vùng biển tranh chấp, nạo vét, bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trở thành các tiền đồn quân sự, h́nh thành những ǵ mà tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ đă gọi là "Vạn lư trường thành cát-Great Wall of Sand" trên Biển Đông.
Những công tŕnh Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo
"Sự tăng trưởng đáng sợ quy mô và năng lực của đội tàu "vỏ trắng" bán quân sự Trung Quốc dẫn đến số lượng tàu của họ lớn hơn tất cả các đội tàu Cảnh sát biển (Coast Guard) của Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại, nếu liên kết với tốc độ nạo vét bồi đắp đầy ấn tượng và quy mô lực lượng cho thấy rằng Trung Quốc sẽ không ngừng các nỗ lực xây dựng đảo nhân tạo trong bất kỳ t́nh huống nào.
Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược có mục đích rơ ràng, có nguồn lực tốt để hiện thực hóa quyền kiểm soát vùng nước đảo nhân tạo, tiền đề cho hành vi chiếm đoạt chủ quyền và đặt sự thống trị trên toàn bộ vùng Biển Đông.
Trong khi người Mỹ muốn tránh bị lôi cuốn vào tranh chấp lănh thổ đa phương khu vực, điều đó khiến Trung Quốc ngày càng hành động hung hăng ở Biển Đông, đây là vấn đề bức thiết buộc Mỹ phải triển khai hành động và thể hiện rơ nét quan điểm trong một phản ứng thống nhất, được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự.
Mỹ hoan nghênh sự phát triển kinh tế xă hội của Trung Quốc nhưng người Mỹ phải làm rơ thông qua những tuyên bố và hành động thực tế rằng: việc sử dụng vũ lực và cưỡng đoạt chủ quyền sẽ bị lên án và kiên quyết ngăn chặn.
Những sự kiện gần đây cho thấy Tổng thống cần xuất hiện để xác nhận mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh và Bộ Quốc pḥng phải xem xét lựa chọn các giải pháp quân sự như là một phần của quan điểm đối ngoại "toàn chính phủ" trong phương pháp tiếp cận t́nh huống rộng hơn.
Phương pháp này phù hợp trong trường hợp riêng - Trung Quốc - khi họ sử dụng sức mạnh cơ bắp quân sự và bán quân sự theo đuổi các mục tiêu mang tính bá quyền, nhưng các nhà hoạch định chiến lược cần nghiên cứu cẩn thận, sao cho khi sử dụng giải pháp quân sự ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc sẽ không dẫn đến leo thang căng thẳng.
Tàu sân bay USS George Washington tham gia diễn tập Keen Sword 2013
Từ vị thế trung lập, Mỹ nên thể hiện một cách rơ ràng, kiên định quan điểm của ḿnh về tự do hàng hải, giải quyết ḥa b́nh đa phương các tranh chấp bằng cách duy tŕ sự hiện diện hải quân thường trực trong khu vực, đưa chiến hạm, máy bay của Mỹ đi qua vùng nước và không phận quốc tế mà Bắc Kinh tuyên bố một cách phi pháp là của họ.
Không hành động như vậy, mặc nhiên sẽ là tín hiệu cho rằng người Mỹ đă thừa nhận “đảo nhân tạo” là lănh thổ của Trung Quốc.
Để duy tŕ các nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc được thường xuyên, liên tục, Washington có thể cần điều chỉnh thế trận và mô h́nh bố trí lực lượng hải quân toàn cầu, phân bổ lại các nguồn lực bổ sung cho lực lượng hải quân vốn đă quá tải v́ các nhiệm vụ khác.
Mỹ cần khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực vốn quyết liệt phản đối các hành động đơn phương của Trung Quốc, cố gắng hỗ trợ và đảm bảo để các quốc gia đó không tiến hành bất cứ một hành động gây leo thang căng thẳng nào trong những tuyên bố chủ quyền của ḿnh.
Cùng với những hành động kiên quyết này, nước Mỹ nên tiếp tục đa phương hóa vấn đề bằng cách khuyến khích những tổ chức quốc tế và các quốc gia như Nhật Bản (vốn không có yêu sách đối với vùng biển tranh chấp) có những tuyên bố nhằm lôi kéo sự chú ư nhiều hơn về vấn đề Biển Đông.
Diễn tập chung liên quân Mỹ - Philiphines
Chính phủ Mỹ cần hỗ trợ và ủng hộ ASEAN phát triển một mặt trận thống nhất về vấn đề biển Đông, ngay cả những sự khích lệ đó chỉ để nhấn mạnh rằng những tranh chấp trên Biển phải được giải quyết tại ṭa án của luật pháp quốc tế, tất cả các bên liên quan và không liên quan phải đi một chặng đường dài hướng tới sự chứng minh cho Trung Quốc hiểu, hành vi cưỡng chế của họ sẽ bị đáp trả bằng những phản ứng kiên quyết và mạnh mẽ.
Rộng hơn, nước Mỹ phải chứng minh với bạn bè và đồng minh rằng: người Mỹ cam kết duy tŕ một sự cân bằng lực lượng ở châu Á, không cho phép Trung Quốc áp đặt quyền thống trị khu vực hoặc đơn phương đạt được mục tiêu của ḿnh bằng đe dọa sức mạnh và cưỡng chế chủ quyền.
Hậu quả nghiêm trọng của việc bồi đắp đảo nhân tạo và sử dụng lực lượng bán quân sự tiến hành xâm lược trên biển sẽ dẫn đến xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, khi đó t́nh h́nh có thể vô cùng tồi tệ.
Cho đến thời điểm này, ưu thế quân sự của Mỹ đă ngăn chặn Trung Quốc vượt qua ngưỡng cửa xung đột. Tương lai, nước Mỹ phải duy tŕ và gia tăng ưu thế vượt trội của ḿnh khi đối mặt với tiến tŕnh hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Trong những t́nh huống khác nhau, nước Mỹ cần có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào, nếu Bắc Kinh tiến hành các hoạt động xâm lược chống lại các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Các tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông là vấn đề khu vực có tầm quan trọng toàn cầu, các nhà lănh đạo Mỹ với ưu thế quân sự vượt trội phải kiềm chế được những hành vi của Bắc Kinh hiện tại và không để các tranh chấp khác trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương vượt khỏi tầm kiểm soát.
therealrtz © VietBF