Trung cộng đang phải đối mặt với những tổn thật nặng nề khi dự trữ ngoại tệ của đất nước này thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, v́ muốn cứu thị trường chứng khoán mà Bắc Kinh đă không tiếc tay đổ rất nhiều tiền của nhưng rất có khả năng sẽ chịu thật bại thảm hại.
Cục Quản lư Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) cho biết, dự trữ ngoại tệ của nước này giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8, xuống 3.560 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bán ra đồng USD để hỗ trợ đồng nhân dân tệ (NDT) sau quyết định thả nổi có kiểm soát đưa ra vào ngày 11/8 khiến NDT giảm liền 4,6% trong 3 phiên.
So với con số dự trữ hàng ngàn tỷ USD, gần trăm tỷ hao hụt trong ṿng một tháng không quá lớn. Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến Trung Quốc và giới đầu tư thế giới lo lắng, bất an.
Tính từ đầu năm tới nay, dự trữ ngoại hối của TQ giảm 7 trong số 8 tháng và xa dần ngưỡng cao kỷ lục 3.990 tỷ USD ghi nhận hồi cuối tháng 6/2014.
Không chỉ phải chống chọi với đà giảm giá theo quán tính của đồng NDT sau khi phá giá đồng tiền từ hôm 11/8, Trung Quốc dường như cũng chưa thoát khỏi cơn ác mộng hoảng loạn trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Giảm tới 40%, bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD, TTCK vẫn đang chao đảo. Sau đợt nghỉ lễ hai ngày 3-4/9 để đảm bảo tổ chức thành công cuộc diễu binh kỷ niệm 70 chiến thắng Chiến tranh Thế giới II, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm 2,5% khi mở cửa trở lại trong ngày đầu tuần và tính tới cuối phiên giao dịch sáng 8/9 giảm tiếp 1,4%.
Nhiều biện pháp hành chính đă được đưa ra để giải cứu chứng khoán, cùng với đó là bơm tiền hỗ trợ thị trường.
Trong hai tuần nửa cuối tháng 8, PBOC đă 5-6 lần, mỗi lần bơm hàng chục tỷ USD vào thị trường tiền tệ, thông qua hoạt động thanh khoản ngắn hạn nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong bối cảnh đồng NDT giảm giá so với USD.
Tổng cộng, sau 7 tuần tính tới 25/8, Trung Quốc đă dùng khoảng 200 tỷ USD để giải cứu chứng khoán, theo
Financial Times. Trong khi đó,
Business Insider cho hay cũng có khoảng 190 tỷ USD vốn ngoại rút khỏi thị trường này trong cùng thời gian trên.
Trước đó, theo
Bloomberg, Công ty Tài chính Chứng khoán Trung Quốc (CSF) được PBOC và các ngân hàng thương mại giao và cấp hạn mức tín dụng, tổng cộng 483 tỷ USD để sẵn sàng tung ra ứng cứu TTCK khi cần thiết.
Đến giờ, chưa có thống kê nào về việc Trung Quốc tung ra bao nhiêu tiền để hỗ trợ chứng khoán, nhưng con số này được cho là không nhỏ.
Tái cơ cấu kinh tế: Bế tắc?
Chứng khoán Trung Quốc vẫn đắt nhất trong tốp 10 thị trường lớn nhất thế giới. Dự trữ ngoại hối của nước này lớn nhưng PBOC không thể măi bơm tiền ra đỡ giá đồng NDT cũng như TTCK. Một số chuyên gia trên Bloomberg cho rằng, nếu tiếp tục các động thái giải cứu như vừa qua, số tiền khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ cạn kiệt vào 2018.
Vấn đề cốt yếu có thể giúp ổn định TTCK là sức khỏe của nền kinh tế lại đang nằm trong xu hướng tăng chậm lại và khó đoán định. Khó khăn lớn nhất là nước này dường như đang bế tắc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững hơn.
Cụ thể, đó là những bế tắc trong việc chuyển đổi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dịch vụ và tiêu dùng trong nước; sự mất cân đối trong tăng trưởng GDP. Việc quá đam mê những con số tăng trưởng cao đă khiến từ trung ương tới địa phương ồ ạt kích cầu đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường bến băi, khu đô thị công nghiệp,... bất chấp nhiều “thành phố ma” và những con đường rộng lớn không biết cho ai dùng.
Khối nợ nhiều ngàn tỷ USD của các địa phương và DN là gánh nặng khó giải với Trung Quốc. Do đó, bơm thổi TTCK nhờ vào ḍng tiền cho vay là một giải pháp được cho là để thúc đẩy kinh tế. Giá cổ phiếu đă nhanh chóng tăng gấp 2,5 lần trong ṿng một năm.
Không có ǵ tăng măi. Tăng nhiều ắt phải giảm. Sự nổ vỡ bong bóng chứng khoán Trung Quốc thực sự là một đ̣n giáng mạnh vào giới đầu tư. Niềm tin vào một sự hồi phục ngoạn mục của nền kinh tế dường như tiêu tan. Thậm chí, những số liệu về tăng trưởng GDP kém tích cực được đưa ra trong nửa đầu 2015 cũng bị nghi ngờ. Một số NĐT c̣n lo ngại, tăng trưởng không phải 7% như báo cáo mà có thể đă rơi xuống chỉ c̣n 2%.
Đó là hiện tại. C̣n tương lai, tăng trưởng nhờ tiêu dùng và dịch vụ khó có thể thành hiện thực trong ngày một ngày hai, mà tính bằng nhiều năm. Đầu tư cũng không c̣n là cứu cánh bởi chính quyền địa phương thậm chí không biết rót tiền vào đâu khi mà có quá nhiều công tŕnh không dùng đến và vay nợ đă tới mức báo động.
Sự bế tắc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế c̣n ở chỗ: các động lực chính cho sự phát triển là lao động, ḍng vốn và năng suất cũng đều rơi vào thế bí. Trên
CNBC, Goldman Sachs dự báo, lao động Trung Quốc sẽ giảm do mô h́nh dân số. Vốn vào nền kinh tế cũng sẽ giảm do đă tăng quá nóng trước đó. Năng suất cũng sẽ tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng GDP do vậy sẽ giảm xuống c̣n 6,4%, 6,1% và 5,8% trong các năm 2016-2018.
Hiện tại, theo
Bloomberg, chiếc phao tốt nhất là phá giá đồng NDT để thúc đẩy xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng đă được sử dụng. Tuy nhiên, đổi lại là ḍng vốn ngoại đang bị rút ra và niềm tin vào chính sách bị xói ṃn. Hơn thế, sau chứng khoán, Trung Quốc dường như đang đối mặt với một nguy cơ đổ vỡ khác là bong bóng nợ. NDT giảm giá sẽ khiến khối nợ bằng USD, theo Nomura, vốn đă lên tới cả ngàn tỷ USD thêm ph́nh to. Chi phí đi vay bằng ngoại tệ trở nên đắt đỏ.
Trung QUốc cần phải chịu tồn thất thật nhiều trong nước để không có khả năng bành trướng thế lực ra những nước láng giềng.
JD