Tị nạn tràn vào chưa hẳn là không tốt, nhưng đối với kinh tế đang suy giảm của thế giới th́ đúng là điều không tốt. Hiện các nước châu Âu với chính sách nhân đạo cũng phải đóng cửa biên giới. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Người di cư tranh nhau lên tàu tại thị trấn Tovarnik, phía đông Croatia, giáp giới Serbia ngày 18/9. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Ngày 19/9, Chính phủ Canada thông báo sẽ đẩy nhanh tiến tŕnh cấp thị thực cho những người Syria xin tị nạn vào nước này, qua đó tiếp nhận thêm hàng ngh́n người di cư từ Syria trước cuối năm nay.
Quyết định này được đưa ra sau khi xuất hiện những tranh căi cho rằng gia đ́nh cậu bé Aylan Kurdi đă từng bị Canada từ chối, dẫn đến hành tŕnh vượt biển chết chóc sang châu Âu.
Theo kế hoạch, Canada sẽ đơn giản hóa các thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh của người tị nạn Syria, theo đó không yêu cầu họ phải chứng minh quy chế tị nạn do cơ quan Liên hợp quốc phụ trách người tị nạn cấp.
Ngoài ra, Chính phủ Canada cũng sẽ tăng số lượng các nhân viên phụ trách xét duyệt hồ sơ xin thị thực tại Canada cũng như triển khai thêm nhân viên tại nước ngoài.
Theo Bộ trưởng Công dân và nhập cư Canada Chris Alexander, chi phí để triển khai các biện pháp này là 25 triệu USD trong 2 năm tài chính tới.
Như vậy, với kế hoạch này, Canada sẽ tiếp nhận thêm 10.000 người di cư trước tháng 9/2016, sớm hơn 15 tháng so với cam kết đưa ra trước đó.
Quyết định đẩy nhanh tiến tŕnh cấp thị thực cho người di cư Syria nói trên được đưa ra trong bối cảnh hồi tuần trước Chính phủ Canada thông báo sẽ cung cấp 100 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho người tị nạn Syria.
Trước đó, hồi tháng Tám, Thủ tướng Stephen Harper thông báo sẽ tiếp nhận thêm 10.000 người di cư trong ṿng 4 năm tới.
Cách thức Thủ tướng Harper giải quyết cuộc khủng hoảng di cư vốn là vấn đề được cử tri quan tâm hàng đầu trong cuộc tổng tuyển cử tại Canada vào tháng Mười.
Chính quyền của ông Harper bị chỉ trích v́ hiện mới chỉ đón 2.500 người di cư trong tổng số 20.000 người mà nước này cam kết tiếp nhận. Hơn 4 triệu người Syria đă phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn kể từ cuộc xung đột năm 2011./.