Ở Thụy Sỹ vừa xảy ra một chuyện mà chỉ sau khi được ṭa phán xử rành mạch th́ thiên hạ mới thấy luật lệ hiện hành lạ lùng và bất cập như thế nào. Chuyện về một cô gái bị mấy người đàn ông tấn công. Cô gái dùng chân tay để tự vệ. Bảo hiểm chỉ đồng ư trả một nửa số tiền bồi thường thiệt hại với lư do cô gái này tham gia trực tiếp vào vụ xô xát.
Tự vệ vừa là bản năng vừa là nhu cầu chính đáng của con người. Con người phải hành động như thế trong t́nh huống giữa cái sống và cái chết. Nếu không tự vệ th́ kết quả cuối cùng sẽ c̣n tồi tệ hơn rất nhiều đối với cô gái, thậm chí cả tính mạng có thể c̣n bị đe doạ. Ṭa án và cơ quan bảo hiểm hành xử không sai luật v́ luật liên quan ở nước này quy định rơ là nếu có ai đó tham gia trực tiếp vào vụ xô xát th́ chỉ được trả một nửa số tiền bồi thường thiệt hại.
Không rơ các nhà lập pháp đă tính toán và suy nghĩ ǵ khi thông qua luật như thế này. Họ đă đổ đồng kẻ gây chuyện và người buộc phải tự vệ. Họ đă quá máy móc và xơ cứng trong cách tiếp cận lập pháp. Không lạ lùng sao được khi cô gái này được luật pháp bồi thường thiệt hại đầy đủ nếu can tâm chịu để cho kẻ khác hành hạ ḿnh. Luật pháp đă như thế th́ ṭa án và cơ quan bảo hiểm dẫu có muốn hành xử khác cũng không thể khác.
Một quy định chỉ rất nhỏ trong bộ luật đồ sộ. Nhưng sự bất cập của nó lại có thể gây tổn hại đến cả bộ luật. Muốn được công chúng chấp nhận, luật nào ở đâu trên thế giới này cũng phải hợp lư và công bằng. Một khi công chúng không tâm phục khẩu phục về quy định của luật th́ luật ấy chỉ c̣n là luật áp đặt. Thiên hạ không thể không tự hỏi một đất nước phát triển đến thế về luật pháp như Thụy Sỹ mà sao vẫn đề tồn tại những chuyện lạ lùng đến ngớ ngẩn như thế trong luật pháp.
VietBF© Sưu tập