Gặp gỡ nữ kỹ sư Việt dành 2 bằng sáng chế Mỹ. Bước chân sang nước Mỹ khi vừa tốt nghiệp cấp ba, cô gái trẻ với niềm đam mê năng lượng hạt nhân và thành tích học tập siêu khủng đă ẵm hai bằng sáng chế của Mỹ khi mới vừa bước sang tuổi 26. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Học xong cấp 3 tại trường THPT Chu Văn An - Ninh Thuận, Nguyễn Hữu Cát Thư giành học bổng toàn phần chương tŕnh Tú tài quốc tế (IB) ở trường United World College Costa Rica. Tốt nghiệp IB, cô tiếp tục nhận học bổng toàn phần chuyên ngành Kỹ sư chế tạo của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT). Cát Thư vừa được bầu chọn là một trong 30 nhân vật dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất Việt Nam theo tạp chí kinh doanh Forbes, với những đóng góp cho ngành khoa học công nghệ.
Niềm đam mê khoa học và thành tích xuất sắc, Thư là một trong 2 sinh viên xuất sắc nhất được giữ lại tham gia điều hành ḷ nghiên cứu hạt nhân tại MIT - ḷ hạt nhân lớn thứ hai của Mỹ, sau khi tốt nghiệp MIT.
Trước đây khi c̣n đi học, Thư đă làm việc part-time một tuần vài tiếng đồng hồ ở đây. Cô gái đam mê năng lượng hạt nhân cho hay, ḷ hạt nhân ở MIT không sản xuất điện tiêu dùng, nhưng là nơi tập trung rất nhiều nghiên cứu hạt nhân mới trên toàn nước Mỹ.
Những thỏi silicon từ nhiều nơi trên toàn thế giới được gửi đến để phóng xạ và dùng làm vật liệu sản xuất vi điện tử, và những nghiên cứu tại nơi này bao gồm cả nguyên liệu phóng xạ mới, cách thiết kế các nguyên liệu và cấu trúc tản nhiệt, các ứng dụng của phóng xạ vào việc chữa trị ung thư và các bệnh nhiễm xạ…
Thư chọn con đường phát triển công nghệ cho những vùng miền, quốc gia chưa phát triển. Cải tiến máy sấy năng lượng mặt trời ở Ấn Độ, van ngắt nước tự động và ghế ngồi sửa tư thế là 3 sáng chế độc đáo của cô gái 26 tuổi này. Trong đó, phát minh van ngắt nước tự động và ghế ngồi sửa tư thế đă giúp Thư giành 2 bằng sáng chế của nước Mỹ.
Khi c̣n làm việc trong pḥng nghiên cứu của MIT, Cát Thư đă phát triển thành công hệ thống ḷ sấy sử dụng năng lượng mặt trời cho ngôi làng Avani của Ấn Độ, giúp người dân tận dụng nguồn nhiệt từ mặt trời với giá thành rẻ bằng nửa công nghệ cũ.
Thư cho biết, thử thách về kỹ thuật để tạo ra sản phẩm này không dễ nhưng thử thách lớn hơn đối với cô và mọi người trong những dự án chính là về mặt kinh doanh và người dùng.
“Một sản phẩm ở một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ th́ sản phẩm không chỉ cần phải hiệu quả và rẻ, mà c̣n những vấn đề khác, ví dụ như: nguồn nguyên vật liệu có thể lấy được gần đó hay không? Nếu máy bị hư th́ có nguyên vật liệu gần đó để sửa hay không, và những người quanh đó có đủ kỹ năng để sửa hay không?
Trong những ngôi làng nhỏ như thế, cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển từ những địa điểm lớn đến đó rất là giới hạn, nên nếu sáng chế của ḿnh không thể được chế tạo từ vật liệu và con người có sẵn ở đó th́ không thể ứng dụng lâu dài được. Đó là chưa nói đến vấn đề về văn hoá - mỗi nơi có một nền văn hoá và phong tục tập quán khác nhau, nếu cách dùng sản phẩm không phù hợp với nền văn hoá th́ dù có hiệu quả cũng sẽ có rất ít người dùng”, Thư chia sẻ.
Các sản phẩm cho thị trường đă phát triển th́ lại đặt ra cho cô các thử thách khác, tập trung hơn về tâm lư và thói quen của người dùng. Nguyên nhân chính mà Cát Thư không tiếp tục phát triển các sản phẩm van ngắt nước tự động và ghế ngồi sửa tư thế cũng là do ban đầu không t́m hiểu kỹ thị trường của ḿnh, cho dù đă có đầu tư rất nhiều về những yếu tố người dùng khác như trải nghiệm người dùng, khả năng dễ sử dụng... Thư dần nghiệm ra rằng “mọi sáng chế đều phải lấy người dùng làm trọng tâm nếu muốn đưa vào đời sống”.
vietbf @ sưu tầm