Vấn đề người nhập cư tràn làn và xin tị nạn tại châu âu đang làm những nước tại khu vực này gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhiều nước đă đóng cửa biên giới đối với ḍng người di cư nhưng vẫn không thể kiểm soát t́nh h́nh. Những người đang sống trong những khu vực chiến tranh th́ t́m mọi cách để có thể lên đường đến châu âu. Hi vọng về một cuộc sống tốt hơn, nhưng không phải ai cũng có thể đặt chân được đến châu âu. Dưới đây là tâm sự đau ḷng của một người đàn ông có liền 1 lúc 3 người cháu nhỏ chết trên đường sang châu âu tị nạn.
Cụ ông Atto, người Yazidi đến từ Sinjar, Iraq đă nhiều lần lên tiếng cảnh báo gia đ́nh ḿnh không nên trốn chạy khỏi IS bằng cách t́m đến châu Âu tị nạn trên những con thuyền buôn lậu.
Tuy nhiên, ước muốn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn đă khiến gia đ́nh ông phải chịu một hậu quả khủng khiếp. Ba đứa cháu gái của ông Atto đă chết đuối trên biển Địa Trung Hải.
Ông nhớ lại giây phút định mệnh khi biết tin ḿnh mất đi 3 đứa cháu yêu quư: “Tôi đă rơi vào vô vọng. Đầu tiên, tôi chỉ câm lặng, không thể nói điều ǵ về chuyện đă xảy ra. Con dâu tôi, Fareeda, gần như đă phát điên”, cụ ông 65 tuổi ngậm ngùi cho biết.
Ba bé gái xấu số là Dikhoas, 8 tuổi, Bassma, 12 tuổi và Shreen, 15 tuổi. Chúng đă chết đuối trên hành tŕnh tị nạn giống như cậu bé Syria Aylan Kurdi, với h́nh ảnh trôi dạt vào bờ biển gây chấn động cả thế giới vào tháng trước.
Ông Waleed, con trai cụ Atto đă đến Đức và t́m cách mang gia đ́nh sang châu Âu. Với sự giúp dỡ của một người chú cũng sống tại Đức, vợ chồng ông Waleed và bà Fareeda đă xoay xở kiếm được hơn 5.000 Bảng Anh để chi trả cho chuyến đi.
“Khoảng 50 ngày trước, con dâu tôi mang theo 3 con trai và 3 con gái quyết định dư cư sang châu Âu. Chúng tôi nói rơ với những tay vận chuyển rằng sẽ không đi bằng thuyền, v́ từng nghe nhiều người đă bị chết đuối. Con trai và con dâu tôi cũng không đồng ư đi bằng đường thủy”, ông Atto cho biết.
Tuy nhiên, khi đến địa điểm tập kết ở Instabul, Thổ Nhĩ Kỳ, họ phát hiện ra những tay vận chuyển đă sắp xếp cho họ đến châu Âu trên những chiếc thuyền.
“Có khoảng 21 người ngồi trong một chiếc thuyền nhỏ bằng nhựa, mà lẽ ra chỉ chở được 10 người là cùng”, ông Atto nói.
Và chỉ ít lâu sau khi hạ thủy, con thuyền đă bị lật. Người mẹ và 3 đứa con trai bơi được vào bờ và may mắn sống sót, nhưng 3 bé gái đă bị chết đuối.
Ông Atto cho biết: “Con dâu nói với tôi rằng ḍng nước quá mạnh, và chiếc thuyền bị lật úp. Cháu gái của tôi đă bị nhấn ch́m xuống đáy đại dương”.
Các nhà chức trách địa phương t́m cách bắt giữ những người nhập cư trái phép, khiến con dâu ông và 3 đứa cháu trai phải chạy trốn và không thể t́m kiếm thi thể của 3 bé gái xấu số. Một tuần sau, họ đă đến được Đức như nguyện vọng ban đầu, chỉ có điều là đă mất đi 3 đứa con gái của ḿnh.
“Giờ con dâu tôi đang có vấn đề tâm lư nghiêm trọng. Nó liên tục tự trách ḿnh và khóc mỗi đêm. Con trai tôi cũng cảm thấy vô cùng tồi tệ”, cụ ông 65 tuổi cho hay.
Ông Atto đau ḷng nhớ lại: “Cháu gái út của tôi thích chơi với động vật. Cháu gái cả th́ rất thông minh, nó đáng ra có thể sẽ trở thành một bác sĩ”.
Sau thảm kịch xảy đến với gia đ́nh ḿnh, ông Atto khuyên những người khác không nên t́m cách đến châu Âu, nhất là bằng đường biển: “Điều này rất nguy hiểm, nhưng chẳng ai nghe theo lời khuyên của tôi. Họ cứ muốn đến châu Âu bằng được”.
Mặc dù đau buồn, ông Atto không đổ lỗi cho con dâu ḿnh. Theo ông, những kẻ vận chuyển trái phép, và nhất là IS mới là kẻ thù đă gây ra những bi kịch mà gia đ́nh ông phải chịu đựng.
Ông nói một cách giận dữ: “Lư do họ di cư là do IS. Trước khi IS đến Sinjar mọi thứ đều tốt đẹp. Nhưng giờ đây mọi người đang phải bán xe hơi, nhà cửa để đến châu Âu”.
Ngày 3/8/2014, IS tấn công vào quê hương của ông Atto, bắt cóc nhiều người Yazidi, ép những người đàn ông phải cải sang đạo Hồi, không th́ sẽ bị giết chết. Cháu trai ông Atto, Khaleed cũng đă bị nhóm phiến quân bắt cóc, đến nay vẫn chưa có tin tức ǵ và có lẽ đă chết.
Hơn 550.000 người di cư đă vượt qua biển Địa Trung Hải đến châu Âu trong năm nay, trong đó gần 3.000 người đă chết hoặc mất tích.
Con số này được dự đoán sẽ c̣n tiếp tục tăng lên, bởi những người di cư và tị nạn từ các quốc gia Trung Đông, châu Phi vẫn đang t́m đường đến các nước phương Tây để mong có một cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn so với ở quê nhà.