Tranh chấp trên biển đông đang làm cả thế giới quan tâm. Những tranh chấp này đang được ṭa án quốc tế tiếp nhận và sử lư. Với sự ngang ngược liệu những phán quyết của ṭa án quốc tế có tác động được đến Trung QUốc.
Cuối cùng th́ Ṭa trọng tài Thường trực Quốc tế tại Lahay, Hà Lan đă đưa ra phán quyết về vấn đề thẩm quyền và khả năng thụ lư vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc. Theo đó, Ṭa trọng tài khẳng định rằng vụ kiện được tiến hành khởi kiện hợp pháp theo quy định UNCLOS 1982, và việc không xuất hiện của Trung Quốc trước Ṭa (hay c̣n được diễn giải là Trung Quốc từ chối tham dự) đă không loại bỏ thẩm quyền của Ṭa án trong việc xét xử các tranh chấp.
Sau các phiên xử với sự vắng mặt của Trung Quốc, Ṭa Trọng tài thường trực đă đưa ra phán quyết ủng hộ Philippines rằng Ṭa có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện của Philippines đối với Trung Quốc.
Phán quyết này có ư nghĩa quan trọng đối với câu hỏi liệu Ṭa có thẩm quyền để xét xử vụ kiện này hay không, khi Trung Quốc khăng khăng cho rằng Ṭa không có thẩm quyền xét xử.
Trong cuộc họp báo gần đây, Ṭa án đă lưu ư rằng quyết định này được đưa ra là kết quả đồng thuận của các thành viên trong hội đồng trọng tài, và trong quá tŕnh xét xử, mối lưu tâm duy nhất của Ṭa là liệu Ṭa trọng tài có thẩm quyền đối với các khởi kiện của Philippines chống lại Trung Quốc không và liệu có bao nhiêu vấn đề khởi kiện được Ṭa thụ lư và xem xét.
Như vậy, kết quả về hoạt động phân xử của Ṭa trọng tài đă thể hiện sự công tâm của Ṭa, và tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, điều này trái ngược với các dự báo tiêu cực trước đây về tác động chính trị và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các thành viên của Ṭa trọng tài có thể khiến Ṭa đi đến kết luận có lợi cho Trung Quốc.
Một điểm quan trọng trong phán quyết đầu tiên này là Ṭa đă bác bỏ hoàn toàn lập luận của Trung Quốc được đưa ra trong “Tuyên bố Lập trường của Chính phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong vụ kiện Biển Đông do Cộng ḥa Philippines đệ tŕnh” gửi đến Ṭa ngày 7 tháng 12 năm 2014, trong đó Trung Quốc khẳng định Tuyên bố ứng xử giữa Trung Quốc và Asean 2002 đă thiết lập một thỏa thuận giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua một phương thức riêng biệt là đàm phán, và bác bỏ thẩm quyền xét xử tranh chấp của Ṭa trọng tài.
Phán quyết của Ṭa khẳng định Tuyên bố ứng xử giữa Trung Quốc và Asean 2002 là một thỏa thuận mang tính chính trị và không có giá trị ràng buộc pháp lư. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến tŕnh giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN hướng đến việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc trong tương lai.
Sau khi vấn đề thẩm quyền được giải quyết, tŕnh tự tiếp theo là Ṭa trọng tài sẽ xem xét và đánh giá thực chất các nội dung khởi kiện và lập luận của Philippines đối với vấn đề pháp lư ở Biển Đông.
Về cơ bản, có thể tóm lược nội dung khởi kiện của Philippines thành 4 nội dung chính.
Vấn đề thứ nhất và quan trọng nhất gây ra nhiều tranh căi đó là tuyên bố đường chín đoạn (hay c̣n gọi đường chữ U) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines lập luận rằng đường chín đoạn là một tuyên bố phi lư và không phù hợp với các quy chế pháp lư về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển theo UNCLOS 1982. Sau khi vấn đề thẩm quyền được giải quyết, các bên tranh chấp trong Biển Đông hoàn toàn có thể hi vọng về phân xử của Ṭa án quốc tế đối với tuyên bố đường chữ U phi lư của Trung Quốc (mặc dù rơ ràng rằng, Trung Quốc sẽ không tham gia biện hộ).
Nếu được phân xử th́ đây sẽ là dấu ấn quan trọng trong việc làm rơ tính chất pháp lư của tuyên bố đường chữ U của Trung Quốc, đồng thời làm giảm thiểu tính không rơ ràng, mập mờ trong chính sách của Trung Quốc khi đưa ra yêu sách vùng biển.
Vấn đề thứ hai dựa trên kết luận của vấn đề thứ nhất khi tuyên bố đường chín đoạn là phi lư và không có cơ sở, Philippines cho rằng hoạt động Trung Quốc chiếm đóng nhiều thực thể ở quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp.
Như trong các phát biểu của giáo sư Batongbacal, Philippines lập luận rằng các hoạt động chiếm đóng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là nhằm xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các thực thể nổi hoàn toàn trên mặt nước, hoặc quyền lịch sử đối với tài nguyên thiên nhiên sinh vật và phi sinh vật, trong đó bao gồm quyền kiểm soát hoạt động hàng hải trong khu vực biển có tranh chấp.
Vấn đề thứ ba, Ṭa trọng tài sẽ đánh giá lập luận của Philippines rằng Trung Quốc đang tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo UNCLOS 1982. Và vấn đề thứ tư Philippines khởi kiện là Trung Quốc đă can thiệp phi lư đối với quyền tự do hàng hải của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Ṭa trọng tài sẽ đưa ra phán quyết đối với các vấn đề cụ thể, không phải xem xét và phân xử toàn bộ vụ án này như một vấn đề chung nhất.
Theo Ṭa, vấn đề thẩm quyền vẫn chưa được được giải quyết hoàn toàn đối với các nội dung khởi kiện cụ thể của Philippines. V́ vậy, Ṭa đă yêu cầu Philippines đệ tŕnh bản tranh tụng làm rơ các lập luận và Ṭa sẽ xem xét chi tiết và phân xử thực chất 7 nội dung khởi kiện trong thời gian tới.
Động thái đến nay của Trung Quốc là từ chối chính thức tham gia vào tŕnh tự tố tụng của Ṭa, và đưa ra Tuyên bố Lập trường về vấn đề thẩm quyền của Ṭa trọng tài trong vụ kiện tháng 12 năm 2014. Ṭa đă chấp nhận tuyên bố lập trường này như bản đệ tŕnh chính thức của Trung Quốc, xem xét các quan điểm của Trung Quốc nêu ra trong quá tŕnh đi đến phán quyết cho câu hỏi về thẩm quyền.
Việc từ chối tham gia của Trung Quốc được xem như một hành động không tôn trọng luật quốc tế mặc cho các nỗ lực của Trung Quốc trong thuyết phục chính ḿnh và thế giới rằng Ṭa Trọng tài không có thẩm quyền thụ lư vụ kiện.
Tuy nhiên, theo những diễn biến của vụ kiện, việc Trung Quốc không tham gia quy tŕnh tố tụng sẽ là bất lợi cho Trung Quốc v́ Trung Quốc đă từ bỏ cơ hội tŕnh bày lập luận trước Ṭa chống lại các khởi kiện mà Philippines đệ tŕnh khi Ṭa sẽ tiến hành xem xét các nội dung khởi kiện. Điều này cũng bất lợi với việc thuyết phục công luận thế giới cho các hoạt động chiếm đóng cải tạo đảo, xậy dựng công tŕnh nhân tạo…
Theo dự kiến, Ṭa trọng tài sẽ đưa ra phán quyết vào năm 2016.
Với bước tiến đầy lạc quan trong vụ khởi kiện của Philippines, các bên tranh chấp ở Biển Đông hoàn toàn có quyền hi vọng về việc giải quyết căng thẳng Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và thông qua các thiết chế tài phán quốc tế như Ṭa án trọng tài thường trực Lahay được thành lập theo chương VII của Công ước 1982.