Chỉ trong vài tuần tới, Mỹ sẽ đưa tàu chiến hiện đại đến biển Đông tiếp tục đợt tuần tra. Đây là thái độ dứt khoát của Mỹ trước hành động tuyên bố chủ quyền vô lư của Trung Quốc ở biển Đông. Mặt khác Mỹ sẽ ngăn chặn không để Trung Quốc tiếp tục cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo như Trung Quốc đang thách thức dư luận.
Hải quân Mỹ đang đẩy nhanh sự chuẩn bị cho chuyến tuần tra tiếp theo vào vùng 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin The Washington Free Beacon dẫn lời một số quan chức Mỹ cho biết 2 tàu chiến nước này dự kiến áp sát Đá Vành Khăn tại biển Đông trong vài tuần tới.
Bắc Kinh tự cô lập
Chuyến tuần tra nói trên, nếu diễn ra, sẽ càng củng cố lập trường của Mỹ, theo đó phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ đảo nhân tạo nào nói trên cũng như có hành động quân sự hóa và độc chiếm biển Đông. Chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ diễn ra bên trong “vùng cấm địa” lần đầu tiên hôm 27-10 khi tàu khu trục tên lửa USS Lassen áp sát Đá Xu Bi - một trong 3 đảo ở Trường Sa mà Bắc Kinh đang cho xây đường băng để phục vụ mưu đồ kiểm soát biển Đông. Không dừng lại ở đó, Hải quân Mỹ vào cuối tuần rồi đă cho hạ thủy tàu chiến đấu ven biển USS Milwaukee tại hồ Michigan, TP Milwaukee, bang Wisconsin để sẵn sàng tham gia nhiệm vụ thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Đông thời gian tới. Hăng tin AP dẫn lời chuẩn đô đốc Brian Antonio cho biết USS Milwaukee sẽ sớm gia nhập cùng USS Fort Worth trong các cuộc tuần tra ở biển Đông.
Trong lúc này, những hành động đơn phương sai trái của Trung Quốc ở biển Đông khiến nước này tiếp tục bị cô lập tại một loạt hội nghị cấp cao mới diễn ra, từ G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu) ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) tại Philippines và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Malaysia. Bên lề EAS vừa mới khép lại hôm 22-11, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cảnh báo với người đồng cấp Trung Quốc Lư Khắc Cường rằng Bắc Kinh không chỉ tự cô lập ḿnh trong khu vực mà c̣n có thể khơi mào chiến tranh nếu tiếp tục đ̣i hỏi chủ quyền phi lư và đe dọa tự do hàng hải ở biển Đông. Nhà lănh đạo Úc nhấn mạnh lịch sử cũng cho thấy một hành vi như thế từng dẫn đến xung đột vũ trang.
Tàu USS Milwaukee sắp được đưa đến biển Đông để tuần traẢnh: jsonline.com
Chính sách “phản tác dụng”
Cũng theo ông Turnbull, Úc có thể không là một bên tranh chấp ở biển Đông song Trung Quốc cần phải tính đến các mối quan ngại mà nước này đă gây ra đối với Mỹ và các nước khác trong khu vực. “Những tham vọng về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là một trong những chính sách ngoại giao ngày càng phản tác dụng và đang đẩy những quốc gia nhỏ hơn về phía Mỹ” - nhà lănh đạo Úc tái nhấn mạnh thông điệp từng đưa ra công khai trước đó. Bên lề Hội nghị Cấp cao APEC vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhận định chính sách của Trung Quốc đă “cực kỳ thành công”, dù vô t́nh, trong việc đoàn kết các nước ASEAN.
Biển Đông cũng là vấn đề được trao đổi nhiều tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc pḥng, Ngoại trưởng Úc và những người đồng cấp Nhật Bản tại TP Sydney hôm 22-11. Theo Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, nước này có lợi ích quốc gia trực tiếp và quan trọng trong việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở biển Đông, nơi 2/3 khối lượng thương mại của nước này đi qua. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Gen Nakatani nhấn mạnh điều quan trọng chiến lược là cả khu vực cần phải lên tiếng không chấp nhận hành động xây dựng đảo phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Một loạt phát biểu mới nói trên được đưa ra giữa lúc Trung Quốc tiếp tục bao biện. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm 22-11 ngang ngược tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo tại biển Đông. “Xây dựng và duy tŕ các cơ sở quân sự cần thiết là điều thiết yếu đối với hoạt động pḥng thủ của Trung Quốc, bảo vệ những ḥn đảo và băi đá này” - quan chức này tuyên bố ngược ngạo. Không những thế, nhà ngoại giao Trung Quốc này c̣n cáo buộc Washington đang “khiêu khích chính trị” và “kiểm tra phản ứng” của Bắc Kinh bằng chiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông.
Hăng tin Reuters nhận định phát biểu của ông Lưu là một trong những giải thích mạnh mẽ nhất về quan điểm của Trung Quốc liên quan đến biển Đông. Nó cũng cho thấy Bắc Kinh vẫn cố t́nh bỏ ngoài tai lời kêu gọi “kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp ở biển Đông” được đưa ra tại các hội nghị cấp cao nói trên.
Therealtz © VietBF