Vụ bắn hạ máy bay Nga tại biên giới Syria hôm vừa rồi khiến nhiều người đặt câu hỏi: Ai là chủ mưu thực sự chống lưng cho hành động táo tợn này của Thổ? Theo một nguồn tin cho hay, hôm 16/11, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đă có cuộc gặp mặt riêng… cùng đọc để biết thêm thông tin chi tiết nhé
Tổng thống Erdogan (trái) và người đồng cấp Obama trong một cuộc gặp riêng ở Antalya hôm 16/11
Dẫn một số phương tiện truyền thông Arập ngày 25/11, kênh truyền h́nh Lifenews của Nga nói rằng việc Tổng thống Obama đồng ư để Thổ bắn hạ máy bay Ngadiễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 mới đây ở Antalya. Tại đây, Tổng thống Erdogan đă có cuộc gặp riêng với ông Obama.
Lifenews cho rằng nguyên nhân dẫn tới yêu cầu trên của ông Erdogan là do Nga ở phá hỏng hoạt động kinh doanh bất hợp pháp - mua dầu từ lực lượng khủng bố ở Syria- của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cũng đă được Tổng thống Nga nói rơ trong một phản ứng trước vụ Thổ bắn hạ chiếc SU-24 của Nga ở Syria hôm 24/11. Trong phát biểu ngày hôm qua, Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga biết rơ một lượng lớn dầu IS khai thác được đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu IS có tiền nhờ bán dầu, đồng thời được một quốc gia bảo vệ, th́ cũng dễ hiểu nguyên nhân nhóm này tiến hành khủng bố trên toàn thế giới, kể cả ngay trung tâm của châu Âu.
Các nhà phân tích Nga cho rằng như một sự tính toán trước, ngay sau khi bắn hạ máy bay Nga, Thổ không thông báo với Nga mà lại gửi thư lên LHQ và yêu cầu NATO họp khẩn cấp. Khối quân sự mà Thổ là thành viên này ngay sau đó đă ra thông báo ủng hộ hành động bắn hạ máy bay Nga của Ankara. Trong một phát biểu sau đó, Tổng Thư kư NATO khẳng định máy bay Nga bị bắn rơi đă vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền của Ankara.
Nga phản ứng lại rằng Ankara đă lợi dụng quan hệ đồng minh để buộc NATO phải bào chữa cho hành động trái luật của ḿnh. Đại diện Nga tại NATO, Glushko tuyên bố hành động đó không chỉ phá vỡ nỗ lực chung trong cuộc chiến chống tổ chức IS mà c̣n tạo ra rủi ro cho những nước có quan hệ đồng minh với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Glushko chỉ ra rằng trong bối cảnh Hội đồng Bảo an LHQ vừa thông qua Nghị quyết 2249 về nghĩa vụ của các quốc gia phải đấu tranh với nguy cơ khủng bố bằng “mọi biện pháp” th́ tuyên bố của NATO càng không phù hợp, thể hiện tổ chức này đă không hành động theo nguyên tắc, mà theo mục đích chính trị.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 25/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ phẫn nộ về vụ việc trên, cho rằng đó là "hành động thù địch có chủ đích", đồng thời cảnh báo hành động này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với quan hệ giữa hai nước.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và Trung Á, Semen Bagdasarov cho rằng, vụ máy bay Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ không thể coi là điều bất ngờ. Ông Bagdasarov cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đă nhiều lần công khai ư định thành lập các vùng đệm ở khu vực Tây Bắc Syria, giáp biên giới nước này và đang t́m cách hiện thực ư tưởng đó. Ông Bagdasarov cho rằng một lư do cho hành động của Ankara là "bảo vệ vùng đệm", cho phép những tay súng Hồi giáo cực đoan vận chuyển dầu khai thác từ Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi tháng, IS được cho là thu 50 triệu USD từ việc bán dầu khai thác trái phép tại Syria và Iraq. Dầu thô được bán với giá 35 USD/thùng, và thậm chí giảm chỉ c̣n 10 USD/thùng.
Theo Tass, Nga có những tài liệu chứng minh rằng một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đă nhận được lợi ích tài chính trực tiếp liên quan đến dầu mỏ được sản xuất tại các nhà máy mà IS kiểm soát.
VietBF©Sưu Tầm