VBF-Có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đă chỉ dừng lại ở những tuyên bố chứ không thực sự nhảy vào cuộc làm cho ra ngô ra khoai như những lần trước.Cả trong vấn đề biển đông với TQ cũng vậy, Mỹ đă tỏ ra rất thận trọng khi đi 1 nước cờ lớn này.Tuy muốn dập tắt tham vọng đơn phương thay đổi trật tự thế giới của Trung Quốc, Washington cũng có nhiều lư do để chậm bước vào một cuộc xung đột toàn diện với Bắc Kinh.
Theo phân tích của báo Nikkei Asian Review, có ba lư do cụ thể sau:
(1) Quân đội Mỹ đang bị kéo căng bởi cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, mặt trận chống khủng bố ở quê nhà và cuộc khủng hoảng chưa hồi kết tại Ukraine;
(2) Binh lính Mỹ đang mệt mỏi và tinh thần suy giảm. Đây là hậu quả của các chiến trường Afghanistan và Iraq để lại, cũng là một trong những lư do khiến Tổng thống Obama không muốn gửi quân đến Syria;
(3) Ngân sách quốc pḥng của Mỹ đang bị vắt kiệt.
Nhà phân tích Tetsuro Kosaka cho rằng sẽ mất đến 10 năm để quân đội Mỹ lấy lại đủ sức mạnh, trong khi quân đội Trung Quốc đang trong tư thế sẵn sàng.
Sau 10 - 20 năm nữa, Mỹ có thể lật thế cân bằng trên Biển Đông với các khí tài hiện đại như tàu chiến, máy bay trang bị tên lửa laser, nhưng đến lúc đó Trung Quốc cũng có đủ thời gian tận dụng các đảo trên Biển Đông để thiết lập thành tŕ và thậm chí kích động các trận chiến quy
mô nhỏ.
Nhưng bên cạnh đó, sự ủng hộ của Nhật đối với các hoạt động tuần tra của Mỹ tại Biển Đông cũng là một tín hiệu hà hơi tiếp sức cho Mỹ.
Cả hai nước vừa tuyên bố sẽ tham gia tập trận chung trên Biển Đông để gửi đi thông điệp tự do hàng hải và ḥa b́nh, đáp lại hành động quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực.
Theo International Business Times, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Gen Nakatani trong cuộc gặp với tư lệnh hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ Harry Harris mới đây tại Hawaii tuyên bố ủng hộ việc tàu chiến Mỹ tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.
Mỹ, Nhật thỏa thuận sẽ tập trận chung với Úc thời gian sắp tới và mở rộng hoạt động này với cả các nước khu vực Đông Nam Á.
“Cộng đồng quốc tế sẽ không cho phép hành động đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông bằng vũ lực và đất nước chúng tôi cũng tin vào điều này” - ông Nakatani khẳng định.
Trung Quốc gần đây bị quốc tế chỉ trích dữ dội v́ nỗ lực quân sự hóa trên Biển Đông. Nước này cũng vừa tổ chức cuộc tập trận giả định xung đột quy mô lớn từ ngày 17 đến 19-11 với việc huy động nhiều tàu khu trục, tàu ngầm và trực thăng chống ngầm.
Trung Quốc tập trận ở Tây Thái B́nh Dương
Theo Reuters, hôm qua không quân Trung Quốc tuyên bố đă cho máy bay ném bom và các máy bay khác tập trận bay qua eo biển Miyako giữa hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật và tiến hành tuần tra ở vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Phía Trung Quốc c̣n tung h́nh ảnh máy bay ném bom H-6 làm minh chứng.
Thông báo của không quân Trung Quốc c̣n cho biết trong năm nay họ đă bốn lần thực hiện tập trận ở Tây Thái B́nh Dương để “giúp tăng khả năng tác chiến của không quân ở khoảng cách xa ngoài biển”.
Có vẻ Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động xâm nhập vào khu vực tranh chấp trên biển với Nhật ở Hoa Đông.
Báo Nhật Nikkei vừa cho biết tối 11-11, máy bay trinh thám của nước này đă phát hiện tàu do thám lớp Dongdiao của Trung Quốc lảng vảng gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang tuyên bố sở hữu.
Phía Nhật ghi nhận đây là lần đầu tiên có tàu của quân đội Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này.
Cùng ngày, Tân Hoa xă đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tuyên bố cải tổ cơ cấu quân đội với việc thiết lập một hệ thống chỉ huy chiến dịch chung từ nay tới năm 2020, đồng thời sắp xếp lại các quân khu hiện nay như một phần trong kế hoạch cải tổ toàn diện.