VBF-Hiện dư luận TG vẫn c̣n nhiều khả nghi về việc làm thế nào mà THN có thể bắn hạ được chiếc Su-24 của Nga và chiếc máy bay này đă bị bắn hạ trong tính huống ra sao vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sau đây là chi tiết cụ thể về chuyến bay cuối cùng của chiếc Su-24 này.Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă tuyên bố nước này sẽ không xin lỗi Nga sau vụ bắn rơi máy bay cường kích Su-24 ở biên giới Syria, v́ cho rằng phi cơ Nga đă xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và phớt lờ nhiều tín hiệu cảnh báo qua sóng vô tuyến do trạm radar kiểm soát đánh chặn mặt đất của nước này phát đi.
Ngày 27/11, Bộ Quốc pḥng Nga đă công bố báo cáo chi tiết về chuyến xuất kích cuối cùng của chiếc Su-24 này, nhằm bác bỏ cáo buộc của phía Thổ Nhĩ Kỳ là làm rơ những thông tin liên quan đến hoạt động của chiếc máy bay trước khi bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi trên bầu trời Syria hôm 24/11.
Theo đó, chiếc máy bay bị bắn rơi là cường kích Su-24M, nằm trong đội máy bay tham gia chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Syria, có số hiệu đuôi là 83.
Khoảng 9h15 ngày 24/11, trung tá Oleg Peshkov và đại úy Konstantin Murakhtin nhận lệnh lên chiếc Su-24 này, mang theo 4 quả bom OFAB 250-270 xuất kích để tấn công các mục tiêu mặt đất ở khu vực gần Kepir-Motlu-Zahiya, phía bắc Syria.
Biên đội máy bay thực hiện nhiệm vụ không kích này gồm 2 chiếc Su-24M, không có máy bay tiêm kích đi theo hộ tống. Hai chiếc máy bay được lệnh thực hiện bay tuần tra ở gần khu vực Maarat al-Numan trên độ cao là 5.800 mét và 5.650 mét.
Hai chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Hmeimim lúc 9h42 và hướng về phía khu vực tuần tra, ném bom. Đến 9h52, biên đội Su-24M tiến vào vùng nhận diện của radar không quân Thổ Nhĩ Kỳ, và liên tục bị các radar này theo dơi trong suốt 34 phút.
Khoảng 20 phút sau khi tiến vào khu vực tuần tra, Bộ Chỉ huy ở Hmeimim ra lệnh cho các phi công ném bom tiêu diệt phiến quân ở bên dưới. Chiếc Su-24 mang số hiệu 83 thả hai quả bom xuống hai mục tiêu được giao, sau đó rẽ trái để hướng về phía hai mục tiêu c̣n lại.
Lúc 10h24, chiếc máy bay tiếp tục thả nốt hai quả bom xuống mục tiêu nằm cách biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 5,5 km, và chỉ một thời gian ngắn sau đó, một chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ căn cứ không quân Diyarbakir của Lữ đoàn Không quân số 8 đă phóng một quả tên lửa không đối không vào máy bay Nga. Quả tên lửa này khiến máy bay Nga bốc cháy dữ dội, hai phi công nhảy dù, và một người đă bị hỏa lực mặt đất của phiến quân sát hại.
Cuộc phục kích được chuẩn bị từ trước
Bộ Quốc pḥng Nga khẳng định khi phân tích đoạn video về t́nh huống trên không do Trung tâm Chỉ huy của Lực lượng Pḥng không Không quân Syria cung cấp, họ phát hiện thấy một mục tiêu bay đang di chuyển từ phía Thổ Nhĩ Kỳ ra khu vực biên giới với vận tốc 810 km/h.
Bản đồ do Bộ Quốc pḥng Nga công bố. Đường màu đỏ là hành tŕnh bay của chiếc Su-24. Đường màu xanh là đường bay của F-16
Sau khi tiếp cận chiếc Su-24 Nga ở khoảng cách phù hợp, tương đương 5-7 km, chiếc F-16 nhanh chóng ngoặt sang phải, hạ thấp độ cao, phóng tên lửa rồi sau đó nhanh chóng biến mất khỏi màn h́nh giám sát của radar.
Bộ Quốc pḥng Nga khẳng định, những dữ liệu giám sát bằng radar pḥng không này cho thấy máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đă tiến vào sâu hai km bên trong không phận Syria trong khoảng thời gian 40 giây, trong khi chiếc Su-24 chưa bao giờ tiến qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Phi công trên chiếc Su-24 dẫn đầu biên đội cho biết sau khi ném bom quặt sang trái 130 độ, họ phát hiện chớp lửa và khói phụt ra từ đuôi của một quả tên lửa phóng ra từ phía sau và nhanh chóng báo cáo với sĩ quan kiểm soát không lưu. Có vẻ như chiếc Su-24 mang số hiệu 83 đi phía sau đă không kịp cơ động để né quả tên lửa này.
Đến 10h25, sĩ quan kiểm soát không lưu Nga phát hiện chiếc Su-24M này đă biến mất trên màn h́nh radar. Anh này đă nhiều lần cố liên lạc với cơ trưởng Peshkov nhưng đều không nhận được tín hiệu trả lời.
Bộ Quốc pḥng Nga ước tính thời gian để một chiếc F-16 đang ở vị trí sẵn sàng chiến đấu cất cánh từ sân bay Dyabakyr tới nơi có thể phóng được tên lửa là 46 phút, trong đó 15 phút để chuẩn bị và cất cánh, 31 phút để bay tới khoảng cách phóng tên lửa phù hợp.
Cơ trưởng Peshkov (trái) và cơ phó Murakhtin của chiếc máy bay gặp nạn.
Trong khi đó, thời gian từ lúc chiếc Su-24 bị radar Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện cho đến lúc nó bị bắn hạ chỉ là 32 phút, không đủ cho F-16 có thể xuất kích từ vị trí sẵn sàng trên đường băng. Các trạm radar của Syria cũng xác nhận sự hiện diện của hai chiếc F-16 tại khu vực trên từ 9h11 đến 10h26 (trong 1 tiếng 15 phút) ở độ cao 2.400 mét. Điều này chứng tỏ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đă bay sẵn trên bầu trời khu vực biên giới để sẵn sàng phục kích máy bay Nga, Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng khoảng 1 phút 40 giây trước khi phóng tên lửa, chiếc F-16 ngừng bay ṿng tṛn trên khu vực tuần tra và bay thẳng một mạch xuống phía nam, hướng về phía chiếc Su-24M của Nga, chứng tỏ chiếc tiêm kích này đă được dẫn đường và chỉ thị mục tiêu từ mặt đất.
Ngay sau khi phóng tên lửa, chiếc F-16 nhanh chóng lao xuống để hạ thấp độ cao, bay dưới tầm quan sát của các loại radar pḥng không, chứng tỏ phi công trên chiếc máy bay này đă được lên kế hoạch và luyện tập cho phương án trên, Bộ Quốc pḥng Nga cho hay.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ sau khi Su-24 Nga bị bắn hạ, đoạn video đầu tiên quay cảnh chiếc máy bay lao xuống đất đă được một công ty truyền h́nh tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải lên mạng. Góc quay trong đoạn video cho thấy nó được thực hiện từ khu vực do các nhóm phiến quân kiểm soát, chứng tỏ người quay video có thể đă biết trước thời gian cũng như địa điểm tốt nhất để quay được những h́nh ảnh độc quyền.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tuyên bố rằng chiếc Su-24 Nga đă vi phạm không phận của nước này trong 17 giây, và việc F-16 của họ phóng tên lửa bắn hạ chiếc máy bay hoàn toàn là "hành động tự vệ để bảo vệ chủ quyền lănh thổ".
Theo chuyên gia phân tích David Cenciotti của Aviationist, bản báo cáo trên của Bộ Quốc pḥng Nga cho thấy không quân nước này tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đă lập các đội tuần tra tác chiến trên không dọc biên giới với Syria để sẵn sàng phục kích máy bay Nga hoạt động ở khu vực này.
Sau sự cố trên, Nga đă triển khai hệ thống tên lửa pḥng không tối tân S-400 tới Latakia, cách đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vài chục km, đồng thời điều chiến hạm Moskva trang bị tên lửa pḥng không S-300 áp sát bờ biển. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đă quyết định ngừng toàn bộ các chuyến xuất kích sang lănh thổ Syria của các chiến đấu cơ nước này.