Rất nhiều du học sinh quan ngại khi phải quay lại về nước làm việc và sinh sống. Hầu hết chả ai muốn về, nhưng v́ nước bản xứ không nhận th́ phải về, nhưng hầu hết về mà không có quan hệ th́ cũng bằng không. Mà quan hệ nhiều khi cũng là tiền cả. Cùng vietbf.com khám phá thêm bài viết sau.
Trong một nền kinh tế c̣n phụ thuộc vào rất nhiều quan hệ th́ năng lực chỉ là phần phụ; những người thực tài và đàng hoàng sẽ có ít cơ hội phát triển trong hệ thống.
Đó là những chia sẻ của chị Đào Thu Hiền với chương tŕnh "Góc nh́n thẳng" khi nh́n nhận về câu chuyện sử dụng du học sinh có năng lực trở về làm việc trong hệ thống nhà nước.
Nhà báo Lê Hạnh: Kính chào quư vị và các bạn!
Câu chuyện một người du học Hà Lan trở về nước, sau một thời gian làm giảng viên, v́ mâu thuẫn với lănh đạo nhà trường nên đă bị chuyển sang làm công tác thư viện đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Một lần nữa, vấn đề về sử dụng và ứng xử với nhân tài lại được đặt ra. Chương tŕnh "Góc nh́n thẳng" của VietNamNet đă mời chị Đào Thu Hiền để bàn luận về chuyện này. Chị Thu Hiền từng tốt nghiệp 2 trường ĐH danh tiếng của Mỹ là ĐH Coumbia và ĐH Harvard, từng làm cho 2 hăng thông tấn lớn là AP và Bloomberg, đồng thời có 6 năm làm tư vấn chính sách cho thị trưởng New York (Mỹ).
Thưa chị, theo dơi câu chuyện của giảng viên Doăn Minh Đăng ở Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, chị có quan sát ǵ?
Chị Đào Thu Hiền: Theo dơi câu chuyện qua báo chí, ḿnh thấy đây là t́nh huống đáng tiếc cho cả 2 bên.
Phía anh Đăng th́ ḿnh cảm nhận anh đang cư xử như "không c̣n ǵ để mất". Anh đă có những phát ngôn, chia sẻ ra bên ngoài rất mạnh mẽ về trường.
Về phía trường, khi một tổ chức để cho nhân sự của ḿnh phải cư xử thế này nghĩa là họ đă đánh mất một cơ hội trưng dụng người tài và lấy đi sự tâm huyết, cống hiến của họ.
Ḿnh không phải là người trong cuộc và không biết hết chi tiết để mà nói rằng đây có phải là biểu hiện của một vấn đề mang tính hệ thống hay không. C̣n nh́n từ khía cạnh của một người quản lư, cả hai phía đều không muốn dẫn đến t́nh trạng như thế này.
Nhà báo Lê Hạnh:Bên cạnh đội ngũ du học sinh được quy hoạch về nước làm việc từ các đề án "du học bằng ngân sách nhà nước" th́ c̣n có một nguồn lực lớn từ việc du học theo học bổng nước ngoài, du học tự túc. Trong số này có không ít người được đánh giá là nhân tài. Trong thời gian qua, những hiện tượng như "du học không trở về", hay trở về thành "bất đắc chí" đă từng diễn ra. Vậy chúng ta cần một đường hướng như thế nào để thực sự thu hút được những người tài trở về làm việc?
Chị Đào Thu Hiền: Từ kinh nghiệm cá nhân của một người đă học tập rồi làm việc ở nước ngoài lâu năm, tôi nhận thấy rằng khi những nhân lực được đào tạo bài bản ở những nước phát triển, khi đón nhận cơ hội làm việc th́ họ sẽ xem xét những yếu tố quan trọng đối với ḿnh.
Thứ nhất là cơ hội để phát triển bản thân. Họ sẽ đi theo lộ tŕnh như thế nào để phát triển về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Thứ hai là cơ hội để cho họ được đóng góp. Điều đó mang lại sự hài ḷng với công việc. Có rất nhiều người muốn đóng góp. Việc đó họ có tự làm được hay không, hay "bên kia" phải tạo điều kiện cho họ đóng góp. Thứ ba là thu nhập xứng đáng.
Về chuyện thu nhập. Trước đây tôi đă từng làm ở các cơ quan nhà nước của Mỹ. Ở Mỹ cũng gặp phải vấn đề là thu nhập ở khu vực công thấp hơn tư nhân; nghĩa là nhà nước cũng phải cạnh tranh rất là nhiều để thu hút được người tài. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tư nhân và nhà nước bên Mỹ nhỏ hơn; bạn có thể đi làm cho nhà nước để có thu nhập khá tốt nuôi sống bản thân, gia đ́nh. Ở Việt Nam, chuyện đó là vấn đề lớn. Thu nhập ở nhà nước có những bậc lương mới vào th́ rất là thấp, làm lâu năm mới được tăng, mỗi năm tăng theo mức hạn chế. Vậy th́ điều này sẽ là cản trở lớn đối với những người có năng lực và tham vọng nhất định.
Về cơ hội để đóng góp, đơn giản hiểu là thế này: Bạn được tuyển vào để thực hiện, triển khai một chính sách nào đó th́ nảy sinh vấn đề: năng lực, chuyên môn mà bạn mang đến có được trưng dụng hay không, hay lại bị hạn chế bởi những chính sách ở trên đưa xuống, hay là những đối tác khác trong dự án đó, mà có chênh lệch về độ tư duy hay kinh nghiệm.
Khi làm trong một dự án, nếu thấy rằng ḿnh đưa ra nhiều ư tưởng mà vẫn bị hạn chế bởi những thứ khác, th́ lần sau mọi người sẽ không có cái hứng để làm điều đó nữa. Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm trong việc đó rồi. Tôi thấy là thời gian của ḿnh nên để dành cho những công việc, dự án mà chuyên môn hay kinh nghiệm của tôi đóng góp được nhiều hơn.
Yếu tố nữa là cơ hội để phát triển bản thân. Đây là nhu cầu của rất nhiều người. Khi đi làm, bạn muốn phát triển từ cấp bậc này tới cấp bậc khác. Vậy lộ tŕnh đó có rơ ràng hay không, có được tạo điều kiện hay không.
Nhà báo Lê Hạnh: Nhiều cán bộ nói rằng với cơ chế xem xét, đánh giá, bộ nhiệm như hiện này th́ người thực sự giỏi và đàng hoàng chỉ lên được đến chức vụ trưởng là cùng. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người du học không muốn trở về?
Chị Đào Thu Hiền: Tôi nghĩ là lên đến chức nào th́ cũng tùy thuộc nhu cầu từng người (cười)
Tuy nhiên, có một điều tôi nhận thấy là sự khác biệt của nền kinh tế Việt Nam và một số nước phát triển khác là như thế này. Cái này mọi người cũng hay nói với tôi, tài chỉ là một trong nhiều yếu tố để bạn thành công ở xă hội VN. Điều đó phụ thuộc vào nền kinh tế dựa trên cái ǵ.
Khi nh́n vào nền kinh tế Việt Nam, tôi thấy "quan hệ" vẫn là yếu tố rất lớn. Người nước ngoài miêu tả là "relationship-based economy". Đối lập với đó là "merit-based economy", nghĩa là nền kinh tế dựa trên năng lực.
Vậy th́ khi nào mà nền kinh tế của chúng ta c̣n phụ thuộc vào rất nhiều quan hệ th́ năng lực chỉ là phần phụ.
Bạn không có quan hệ, vậy năng lực của bạn có làm bạn nổi trội và được trưng dụng hay không. Theo tôi, ở Việt Nam, vấn đề đó chưa xảy ra, nghĩa là ḿnh phải phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ. Vậy th́ ai vừa có năng lực, vừa có quan hệ th́ sẽ có nhiều cơ hội hơn. Những người chỉ có năng lực, không có quan hệ th́ sẽ không thành công bằng.
Nhà báo Lê Hạnh:Cảm ơn chị Đào Thu Hiền về cuộc trao đổi. Kính chào quư vị và hẹn gặp lại.
Anh Doăn Minh Đăng được cử đi du học đợt đầu tiên theo đề án Mekong 1000 của TP.Cần Thơ. Sau khi du học tại Hà Lan, anh về công tác tại Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và giữ chức phó trưởng khoa Điện - Điện tử - Viễn thông và kiêm nhiệm trưởng bộ môn tự động hóa từ giữa năm 2014.
Có tên trong quy hoạch phó hiệu trưởng, nhưng anh rút đơn khỏi quy hoach và xin ra khỏi Đảng.
Tháng 3/2015 anh tham gia hội thảo khoa học ở Hà Nội nhưng không báo cáo bằng văn bản.
Ngày 19/11 trường kỷ luật anh Đăng v́ các lỗi tự ư nghỉ việc mà chưa được ban giám hiệu cho phép, tự ư nghỉ học, có hành vi xúc phạm tới lănh đạo nhà trường.
Ngày 21/11 ạm Đăng viết trên Facbook về chuyện ḿnh bị đối xử bất công với nhà khoa học; trong đó đưa các trao đổi - thông tin để chứng minh cho điều này
Từ tháng 11, anh Đăng chuyển sang làm công tác thư viện.
Theo Vietnamnet.vn