Châu âu từ xưa đến nay vẫn được chúng ta biết đến là một lục địa già. NHững khủng hoảng của châu âu trong suốt thời gian qua đang khiến lục địa này suy sụp. Người duy nhất đang nắm nhiều quyền quyết định lại là một người phụ nữ.
Tại cuộc họp thượng đỉnh EU và Thổ Nhĩ Kỳ cuối tháng 11/2015, một thỏa thuận lịch sử đă được thông qua. EU nhất trí hỗ trợ TNK 3 tỷ Euro trong 12 đến 24 tháng để cải thiện điều kiện sống của 2,3 triệu người tị nạn Syria đang tạm trú tại nước này.
Các nhà lănh đạo EU ca ngợi hiệp định này là một bước tiến quan trọng và thỏa thuận có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất đối với châu lục này từ sau Thế chiến 2.
Trước đó, nhiều nước EU đă phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn ḍng người. Nước Đức của bà Merkel nằm trong số ít các quốc gia dang tay tiếp nhận một số lượng lớn người nhập cư và đảm bảo cuộc sống tái định cư cho họ. Đức đă và có kế hoạch tiếp nhận hàng trăm ngàn người trong năm 2015, trong khi các nước khác tỏ ra ngần ngại.
Cuộc khủng bố tại Pháp hồi giữa tháng 11 vừa qua đă khiến gần 130 người thiệt mạng khiến cho việc tiếp nhận người tị nạn bị ch́ trích. Tuy nhiên, lập trường của bà Merkel khá vững chắc. Quan điểm không thay đổi của bà là EU phải hỗ trợ người nhập cư sau đó mới tính tới các giải pháp khác như thỏa thuận vừa đạt được.
Cho dù thỏa thuận đă được thông qua, nhưng theo bà Merkel, sẽ c̣n một số khó khăn, thách thức khi thực hiện thỏa thuận này, khi mà các nước không nhất trí được con số cụ thể nào về việc tái định cư ngay lập tức cho một số người tị nạn Syria đến từ TNK.
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tị nạn được cho là có liên quan tới chính sách của Mỹ và NATO tại khu vực, trực tiếp và gián tiếp gây ra sự rối loạn ở một số nước khu vực Trung Đông như Syria, Libya, Iraq…
Đây có lẽ chính là yếu tố khiến cách mà bà Merkel, trong thời gian gần đấy, nỗ lực xích lại Nga nhằm t́m kiếm ḥa b́nh ở Syria.
Suy nghĩ thực tế, lập trường rơ ràng
Nước Đức dưới thời “trị v́” của bà Merkel vẫn giữ được vai tṛ đầu tàu tại châu Âu. Nền kinh tế phát triển đa dạng và cân bằng, mạnh cả về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Các thương hiệu của Đức khiến thế giới phải ngưỡng mộ. Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới này cũng rất thấp.
Trong hơn 10 năm cầm quyền, bà Merkel đă giúp nền kinh tế Đức mở rộng mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà c̣n sang Đông Âu và Nga và thâm nhập một cách hiệu quả vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Trung Quốc.
Tuy vậy, cũng giống như nhiều nước trong khu vực, Đức không thoát khỏi khó khăn do đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế Đức được dự báo sẽ c̣n gặp nhiều khó khăn phía trước.
Vụ bê bối gian lận khí thải của Hăng xuất ôtô lớn nhất châu Âu Volkswagen (VW) đă khiến “niềm tự hào của Đức” lần đầu tiên thu lỗ trong 15 năm qua, lỗ gần 4 tỷ USD trong quư III/2015. Vụ bê bối khiến Volkswagen đánh mất “ngôi vương” vào tay Toyota. Và điều đáng ngại hơn là vụ bê bối ảnh hưởng tới uy tín của ngành công nghiệp ôtô của Đức.
Hiện tại Đức đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề dân số già, giáo dục kém cạnh tranh và môi trường lao động không thực sự hấp dẫn… Mặc dù vậy, hiện tại Đức vẫn là số 1 tại châu Âu và dưới sự lănh đạo của bà Merkel, nước Đức vẫn đang là trụ cột giải quyết nhiều vấn đề trong khu vực.
Gần đây, bà Merkel đă công khai cho thấy nỗ lực xích lại gần Nga nhằm t́m kiếm ḥa b́nh ở Syria, với mục đích giúp EU giảm bớt gánh nặng người di cư. Bà Merkel cho rằng, Đức phải cùng Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác giải quyết khủng hoảng Syria.
Trước đó, trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, Đức cùng với các nước thành viên khác đă gây áp lực buộc Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu công, cổ phần hóa bến cảng lớn nhất và tăng thuế để đổi lấy khoản tiền cứu trợ kéo dài trong 3 năm.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi giới lănh đạo phương Tây dựng nên một rào cản ngăn cách giữa Nga và chính Tổng thống Vladimir Putin th́ người đàn bà thép Merkel chính là người bước qua được ranh giới này. Bà là người trực tiếp nối lại đàm phán với Nga và là người đă tới Moscow nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức.
Những căng thẳng giữa Merkel và Putin sau đó có gia tăng nhưng sau đó Thỏa thuận Minsk-2 cũng đă được kư kết (tháng 2) với những chuyển biến trong quan điểm của Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande theo chiều hướng tích cực cho lập trường của Nga.
Cuộc họp “Bộ tứ Normady” hồi đầu tháng 10 cũng đă cho thấy sự thay đổi quan điểm của lănh đạo châu Âu đối với việc giải quyết vấn đề Ukraine.
EU trong đó có Đức đang trải qua một thời kỳ khó khăn, đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng mà không phải tất cả bắt nguồn từ khu vực này. Tuy nhiên, liên minh này đă và đang giải quyết được nhiều vấn đề, với đóng góp không nhỏ và những nỗ lực không biết mệt mỏi từ bà Merkel. Tạp chí TIME cho rằng, bà Thủ tướng Đức là nhà lănh đạo có năng lực, kiên định và giàu tính đạo đức - một phẩm chất mà thế giới này đang thiếu.