Chi tiêu cho Quốc Pḥng của Mỹ luôn đứng đầu thế giới. Chính Phủ Mỹ chưa bao giờ tiếc tiền để đầu tư cho những trang bị tối tân cho quân đội. Nhưng bỏ nhiều tiền không có nghĩa là bất cứ dự án nào cũng thành công!
Hệ thống thiết bị ḍ ḿn điều khiển từ xa của Hải quân Mỹ không thể phát hiện vật liệu nổ, chức năng cơ bản nhất của thiết bị, sau 16 năm phát triển với kinh phí 700 triệu USD.
RMS được triển khai từ tàu tác chiến ven bờ của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Hệ thống Săn ḿn điều khiển từ xa (RMS) được phát triển cho các tàu tác chiến ven bờ của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, cơ quan nghiên cứu và thử nghiệm của quân đội Mỹ cho biết, RMS không thể thực hiện chức năng cơ bản nhất là t́m kiếm và phá hủy thiết bị nổ dưới nước, CNN đưa tin.
Thurraya Kent, người phát ngôn Hải quân Mỹ, xác nhận: “Hải quân Mỹ xin khẳng định RMS hoàn toàn không thể thực hiện các nhiệm vụ mà nó được kỳ vọng. Hệ thống đă thất bại hoàn toàn. Lầu Năm Góc sẽ đánh giá lại toàn bộ dự án vào năm 2016".
RMS được phát triển bởi công ty quốc pḥng lừng danh Lockheed Martin, hăng chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển tiêm kích tàng h́nh F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. RMS là vũ khí chủ lực trên các tàu tác chiến gần bờ (LCS) thế hệ mới của Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch, RMS sẽ được kéo phía sau các tàu LCS để phát hiện và phá hủy thủy lôi trên một khoảng diện tích nhất định xung quanh tàu. Khi hoạt động, nó sẽ nhận dạng và xác định thông tin về vật nổ. Những dữ liệu này sẽ được gửi về tàu mẹ. Từ đó, thủy thủ đoàn trên LCS có thể quyết định kích nổ hoặc chuyển hướng tàu tránh thủy lôi.
Tuy nhiên, những lần thử nghiệm thất bại liên tiếp trong năm 2014 và 2015 khiến chương tŕnh phát tiển RMS bị các nhà lập pháp chỉ trích mạnh mẽ. Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng đă lên tiếng về sự thất bại của RMS trong báo cáo hồi tháng 9, nhấn mạnh nó chỉ có thể hoạt động trong 25 giờ, tương đương 1/3 thời gian so với mục tiêu 75 giờ.
Joe Dougherty, người phát ngôn tập đoàn Locheed Martin, cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Hải quân Mỹ về RMS nhằm t́m ra phương pháp rà phá thủy lôi hiệu quả nhất”.