Để giúp các quốc gia thành viên linh hoạt hơn trong việc nhắm tới các mục tiêu liên quan đến hoạt động tài chính của IS, Mỹ và Nga đă đưa ra một nghị quyết mới.
Với nội dung nhằm mở rộng hơn nữa các biện pháp trừng phạt khủng bố, áp dụng đối với IS, nghị quyết do Mỹ và Nga đề ra sẽ giúp các quốc gia thánh viên linh hoạt hơn trong việc "bóp nghẹt" nguồn tài chính của tổ chức khủng bố này.
Các cơ chế trừng phạt này đă từng được áp dụng cho Al-Qaeda và các liên minh nhưng chưa được áp dụng cho IS.
"Điều chúng ta sẽ làm là đưa IS lên ngang hàng với Al-Qaeda và sử dụng tất cả những công cụ và kinh nghiệm chúng ta đă có để chống lại chúng", Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách vấn đề khủng bố và các tổ chức tài chính Adam Szubin cho biết.
Ông Szubin kêu gọi các nước đặc biệt chú ư đến các hoạt động có liên quan đến các tổ chức khủng bố, mặc dù chúng không trực tiếp gắn với một vụ tấn công cụ thể nào.
"Khi ngân hàng phát hiện thấy một giao dịch đáng ngờ và chia sẻ thông tin với lực lượng hành pháp, thông tin này sau đó có thể được liên kết với các thông tin t́nh báo về đối tượng, giúp Chính phủ ngăn chặn các cuộc khủng bố cao hơn", ông Szubin cho biết.
Phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ sẽ diễn ra tại New York vào ngày hôm nay, với sự tham gia của Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên, do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew chủ tŕ.
Mỹ và các nước đồng minh đang cố gắng tạo ra một áp lực lớn lên nguồn tài chính của IS, cản trở khả năng chuyển tiền ra nước ngoài để mua vũ khí trang thiết bị của chúng.
Trong khi nguồn thu chính của Al-Qaeda là từ các nhà tài trợ trên toàn Thế giới th́ nguồn thu chính của IS, lên tới khoảng 400 triệu USD mỗi năm là đến từ hoạt động khai thác, buôn bán dầu. Ngoài ra tổ chức này c̣n có thu nhập từ việc đánh thuế người dân sống trong các khu vực chúng chiếm đóng.
Vào tháng trước, Mỹ đă ban lệnh trừng phạt với ông George Haswan một doanh nhân mang 2 quốc tịch Syria-Nga với cáo buộc làm trung gian trong các thỏa thuận mua bán dầu giữa IS và Chính phủ Syria.
VietBF© Sưu tập