Vietbf.com - Kim Jong Un đă có nhiều lư do khiến Bắc Kinh phải lo sợ v́ đă tống cổ ban nhạc Moranbong về nước vừa qua với quan hệ hữu nghị Trung-Triều đă lạnh nhạt từ nay lại phủ thêm bóng đen sau sự "sở hữu bom khinh khí" của Kim Jong Un đă công bố trong thời gian rồi.
Moranbong thăm Trung Quốc: Sự kiện văn hóa mang đậm màu sắc chính trị
Ban nhạc nữ Triều Tiên Moranbong theo lời mời của phía Trung Quốc sang biểu diễn tại Bắc Kinh 3 ngày từ 12-14/12.
Nhưng chỉ cách thời gian khai mạc buổi công diễn đầu tiên 4 tiếng đồng hồ vào đêm 12/12, th́ đột nhiên buổi diễn bị hủy bỏ và đoàn ra về lúc 16h07 phút bằng máy bay, lúc 18h34 phút về tới B́nh Nhưỡng.
Sau chuyến thăm Triều Tiên của Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn vào tháng 10/2015 nhân kỉ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên, dư luận các nước đều cho rằng quan hệ hai nước đă bắt đầu tan băng.
Không khí ḥa dịu và nồng ấm giữa Trung-Triều tăng lên, trong đó nổi bật nhất là thông tin Moranbong sang thăm Trung Quốc và biểu diễn trong hoạt động giao lưu văn hóa.
Dư luận cho rằng, việc nhóm nhạc sang Trung Quốc biểu diễn do chính Chủ tịch Tập Cận B́nh kiến nghị trong thư gửi nhà lănh đạo Kim Jong Un mà ông Lưu Vân Sơn đóng vai tṛ "sứ giả".
Bởi vậy, chương tŕnh biểu diễn này mang nặng sắc thái chính trị trong bối cảnh quan hệ hai nước hiện nay chứ không đơn thuần là một hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Sự kiện này khiến dư luận các nước cảm thấy ngạc nhiên, tuy nhiên nh́n sâu bên trong quan hệ hai nước mấy năm qua cũng như thời gian gần đây th́ có thể thấy được thực chất của sự kiện này.
Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể thao nói chung ở nhiều nước trên thế giới mang đậm màu sắc thưởng thức nghệ thuật và vui chơi giải trí hơn.
Nhưng ở một số nước như Trung Quốc, Triều Tiên th́ các hoạt động này gắn liền với ư nghĩa chính trị, ngoại giao, nhất là đối với Moranbong.
Moranbong được thành lập vào tháng 7/2012 do chính chỉ thị của Kim Jong Un, với loại h́nh âm nhạc chủ yếu là những bài ca cách mạng ca ngợi đất nước cùng lănh đạo Triều Tiên.
Đặc biệt ban nhạc có những diễn viên nổi tiếng và được trang bị nhạc cụ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Nhóm cũng được Hăng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đánh giá “Moranbong-Hàng đầu thế giới”.
Chuyến đi Trung Quốc vừa qua vốn dĩ là là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của đoàn, đồng thời là lần đầu tiên Moranbong biểu diễn ở nước ngoài.
Bởi vậy, ông Kim cũng như dân chúng Triều Tiên rất coi trọng chuyến đi Trung Quốc lần này của đoàn, cho rằng đây là sợi dây hữu nghị gắn nối giữa hai nước.
Trung-Triều rơ ràng từng kỳ vọng chuyến công diễn lần này sẽ làm song phương hiểu biết nhau hơn và tăng thêm hữu nghị.
Báo chí Trung Quốc cho biết Đại sứ quán Triều Tiên đă gửi hơn 2000 giấy mời tới đoàn ngoại giao và các cơ quan đoàn thể Trung Quốc dự buổi công diễn đầu tiên của Moranbong.
Dư luận Trung Quốc cho rằng “có tiền tới mấy cũng không thể mua được vé vào cửa”. Bởi vậy, ngay sau khi có tin buổi biểu diễn bị hủy bỏ, dư luận Trung Quốc cảm thấy hẫng hụt và bắt đầu đặt câu hỏi nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự cố trên.
Dư luận cho rằng việc hủy bỏ biểu diễn này rất có thể do chỉ thị trực tiếp của lănh tụ Kim Jong Un v́ ông cho rằng phía Trung Quốc đă đụng chạm tới sự tôn nghiêm của phía Triều Tiên. Sau khi đoàn bỏ về, cả hai nước đều chưa đưa ra lời giải thích chính thức nào.
Hiện nay chỉ thấy phía Trung Quốc đưa ra phát biểu của Tân Hoa Xă ngày 13/12 nhưng rất chung chung, mập mờ và không có sức thuyết phục.
Hăng thông tấn Trung Quốc cho hay: “Do nguyên nhân phối hợp chưa ăn ư giữa hai bên, nên đoàn Triều Tiên không thể công diễn theo thời gian biểu đă định”. C̣n phía Triều Tiên chỉ cho biết: “Nguyên nhân không thể nói được”.
Ban nhạc Moranbong tới Trung Quốc cùng Đoàn hợp xướng công huân Triều Tiên trong chương tŕnh giao lưu văn hóa hai nước. Ảnh: Shanghaiist
Moranbong sang Trung Quốc ngày 9/12 tại tỉnh Liêu Ninh th́ KCNA ngày 10/12 đưa tin, khi thăm quan di tích lịch sử cách mạng ở B́nh Nhưỡng lănh tụ Kim Jong Un tuyên bố: “Tổ quốc chúng ta đă có vũ khí hạt nhân và bom khinh khí để tự vệ”.
Dư luận thế giới đều ngạc nhiên về tuyên bố này và tác động ngay tới Trung Quốc, thể hiện qua những diễn biến có phần phức tạp trong các thông báo từ Bộ ngoại giao nước này.
Sau khi đoàn văn công bỏ về, phía Trung Quốc chủ động xóa bỏ thông tin "chuyến thăm của đoàn Moranbong thể hiện phía Triều Tiên coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc” trong thông cáo báo chí của phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh.
Các báo cho biết ngay sau đó Trung Quốc liền hạ cấp tham dự biểu diễn xuống “Thứ trưởng Bộ Văn hóa”, hơn nữa báo chí nước này lại đổ lỗi rằng chuyến công diễn của Moranbong do phía “Triều Tiên chủ động đề nghị”. Điều này làm B́nh Nhưỡng cảm thấy bị xúc phạm.
Trong khi đó, một trường hợp là nhà lănh đạo Kim Jong Un hoàn toàn nghiêm túc và thực tế với tuyên bố của ḿnh về vấn đề sở hữu bom khinh khí.
Dù chưa được các bên xác nhận, nhưng khả năng liên quan giữa vụ Moranbong bỏ diễn ở Trung Quốc với tuyên bố của ông Kim là rất lớn.
Với nhận định "Kim Jong Un là người có khả năng ra lệnh rút đoàn về nhất", th́ hoàn toàn có thể đặt giả thuyết rằng B́nh Nhưỡng "đă có đủ tự tin để không e ngại trước Bắc Kinh" với tuyên bố về bom khinh khí của nhà lănh đạo này.
Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn (trái) đích thân trao thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh cho lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến công du hồi tháng 10. Ảnh: Xinhua
Sợi dây hữu nghị Trung-Triều chưa căng đă đứt
Dư luận Trung Quốc và các nước cho rằng, mối quan hệ hai nước thời gian tới lại đứng trước ba thách thức lớn sau:
- Một là, địa vị và giá chiến lược của Triều Tiên đối với Trung Quốc có thể bị thay đổi. Phía Trung Quốc cho rằng Triều Tiên hiện nay là nước không thể hiểu nổi và đă không nghe lời Trung Quốc như trước đây.
Từ đó, Trung Quốc sẽ rất khó dự đoán được diễn biến t́nh h́nh chính trị và các mặt của Triều Tiên. Vậy giá trị và địa vị chiến lược của Triều Tiên sẽ ra sao trong địa chiến lược ở Đông Bắc Á.
- Hai là, quan hệ hai nước sẽ lạnh nhạt hơn, chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong Un mà báo chí Trung Quốc dự kiến trước đây sẽ trở nên rất xa vời và mù mịt.
- Ba là, dư luận hoài nghi về năng lực ngoại giao của ông Tập Cận B́nh.
Ngày 25/11, ông đă đưa Tống Đào đảm nhiệm chức Trưởng ban đối ngoại trung ương thay Vương Gia Thụy để cải thiện quan hệ Trung-Triều, mời đoàn Moranbong sang biểu diễn th́ nay đă thất bại. Dư luận Trung Quốc sẽ đánh giá thế nào về tài năng ngoại giao của ông.
Trong bài “Trung Quốc cần suy nghĩ sâu sắc hơn về sự kiện này” hôm 13/12, cựu Chủ nhiệm Văn pḥng công tác Triều Tiên thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc Dương Hy Vũ cho rằng Bắc Kinh cần nói rơ nguyên nhân vụ Moranbong chứ không thể giải thích "cho có" như Tân Hoa Xă.
Ông Dương cho rằng đây là sự kiểm nghiệm về khả năng lănh đạo của chính phủ. Trung Quốc có cơ quan ngôn luận chính thức, nhưng đă để cho những tin đồn thất thiệt chi phối cơ quan tuyên truyền, cho thấy khả năng quản lư báo chí c̣n nhiều vấn đề bất cập.
Ông Đặng Duật Văn, Phó Tổng biên tập tờ “Thời báo học tập” của Trung Quốc cho rằng: "Báo chí Trung Quốc đă quá xem thường ư nghĩa chính trị chuyến thăm của Đoàn Moranbong, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới thất bại về chuyến công du này của Đoàn.”
Cho dù nguyên nhân nào, th́ sự thực là quan hệ hai nước thời gian tới sẽ đứng trước thách thức mới và t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên thời gian tới sẽ xấu đi.
Vai tṛ của Trung Quốc ở bán đảo này bị giảm sút. Đây sẽ là một nguy cơ đáng kể về địa chính trị đối với Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á./.