Loạt vũ khí khủng mà các nước đem ra để đấu lại với IS đã được thống kê dưới đây. Chả mấy khi có thể khoe ra và đồng thời diệt IS luôn, một công đôi việc như vầy. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Anh đều mang những vũ khí khủng nhất tới Syria. Nhưng một số chuyên gia hoài nghi liệu chúng có phù hợp trong cuộc chiến chống các phần tử IS.
Những mục tiêu của IS thường bị tấn công từ trên không và trên biển. Tuy nhiên, hiệu quả từ các chiến dịch này trong nỗ lực chống lại các chiến binh với trang bị vũ khí hạng nhẹ, có thể dễ dàng ẩn náu trong hầm, di chuyển nhanh chóng... lại đang là dấu hỏi lớn.
Tàu ngầm Nga
Vào ngày 7/10, Nga đã bắn 26 tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria từ một hạm đội tại biển Caspian, cách các mục tiêu khoảng 1.500km.
Các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định, đó là những tên lửa Kalibr, có sức công phá ngang ngửa tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Việc Nga sử dụng các tên lửa này đã khiến họ "gia nhập" câu lạc bộ tinh hoa gồm một số ít quốc gia như Anh và Mỹ sở hữu chúng. Về mặt lý thuyết, các tên lửa này cũng giúp hải quân Nga mở rộng phạm vi hoạt động trong khả năng xảy ra xung đột ở châu Âu.
Ngày 9/12, Nga một lần nữa phóng các tên lửa này từ tàu ngầm lớp Kilo thế hệ mới mang tên Rostov-on-Don triển khai ở Địa Trung Hải.
Tàu ngầm này đi vào hoạt động năm 2014, được đánh giá rất cao ở cả khả năng ít gây tiếng ồn và tác chiến với trang bị vũ khí tối tân.
"Phiên bản mới của Kilo có khả năng tác chiến rất cao, là mối đe dọa thực sự", một nguồn tin quân sự Pháp nói.
Tên lửa hành trình Kalibr
Nhưng nhiều chuyên gia hoài nghi về hiệu quả trong việc sử dụng các vũ khí uy lực như vậy để chống IS.
"Từ góc độ quân sự nó không có ý nghĩa, nhưng lại là thông điệp mạnh với phương Tây về khả năng của Nga", Alexander Golts, nhà phân tích độc lập người Nga cho biết.
Lực lượng không quân Nga đã triển khai cả máy bay ném bom Sukhoi Su-34, với tầm hoạt động 4.000km nhưng phần lớn các đợt ném bom vẫn do Su-24 và Su-25 đảm nhận.
Khí tài Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor lần đầu xuất hiện ở Syria là vào tháng 9/2014. Loại máy bay này tổng hợp hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ.
F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.
Tuy nhiên, hiện tại, tiêm kích đắt đỏ này lại chủ yếu làm nhiệm vụ hộ tống và bảo vệ các máy bay ném bom trong các đợt oanh tạc IS ở Syria.
Máy bay không người lái Predator
Các máy bay không người lái Predator và Reaper ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của không quân Mỹ về thu thập tin tức tình báo, giúp các phi công điều khiển máy bay ném bom chọn lựa mục tiêu. Bản thân các máy bay này cũng có thể bắn các tên lửa Hellfire.
Predator có thể phóng liên tục tới mục tiêu cách 740 km và hoạt động trên không liên tục trong 14 giờ. Máy bay có thể mang theo hai tên lửa AGM-114 Hellfire hoặc các vũ khí khác và do hai người điều khiển từ trạm chỉ huy.
Máy bay không người lái Reaper được đánh giá là một trong những máy bay không người lái uy lực nhất thế giới với phạm vi hoạt động rộng, tải trọng cao, thời gian hoạt động trên không kéo dài và trang bị vũ khí hiện đại.
Loại máy bay này không chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát và tình báo trên không, mà còn được trang bị các tên lửa chống tăng và bom thông minh.
Nó có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng Hellfire và hai quả bom dẫn đường bằng laser có trọng lượng khoảng 230kg, cùng các loại tên lửa, bom tấn công các mục tiêu quân sự dưới mặt đất.
Tên lửa chống tăng TOW
CIA và các đồng minh trong khu vực, gồm cả Ảrập Xêút đã triển khai hệ thống tên lửa chống tăng TOW.
Loại tên lửa này phóng bằng ống, ngắm quang học, dẫn đường bằng dây điện hoặc không dây, rất thích hợp tiêu diệt các mục tiêu kiên cố hoặc công sự ở khoảng cách 5 km. Nhiều ống phóng khác nhau có thể được bộ binh sử dụng và hệ thống TOW cũng gắn được trên trực thăng hoặc xe tải.
Máy bay Anh
Kể từ khi tham gia muộn màng vào cuộc chiến chống IS ở Syria tháng trước, lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã sử dụng loại tiêm kích Typhoon và cả phản lực tấn công, đánh chặn Tornado.
Tiêm kích Typhoon là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, tốc độ tối đa đạt tới 2.500 km/giờ; tầm hoạt động 3.000 km; có tính năng hạn chế thám sát radar và theo dõi mục tiêu hồng ngoại.
Với sự tổng hợp của các tính năng như nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại đã khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu lợi hại nhất thế giới. Không những thế, Typhoon còn có có khả năng duy trì bay siêu tốc.
Nó được trang bị cả pháo hàng không, có khả năng mang nhiều loại vũ khí bao gồm súng, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom, hệ thống điện tử…
Tên lửa hành trình Pháp
Tên lửa hành trình Scalp
Tên lửa hành trình Scalp là một trong những loại vũ khí tối tân của quân đội Pháp với khả năng tiêu diệt mục tiêu vô cùng chính xác, hủy diệt bất cứ công trình kiên cố nào.
Ngày 15/12, lần đầu tiên các tên lửa này đã được dùng để tấn công các cơ sở chỉ huy, trại huấn luyện và bãi kho vận của IS.
Đây là loại tên lửa chiến lược phi hạt nhân siêu chính xác, được trang bị trên các chiến đấu cơ hiện đại của quân đội Pháp như Mirage, Rafale.
Tên lửa tầm xa Scalp có giá khoảng gần 20 tỷ đồng VN. Đầu đạn của Scalp gồm hai tầng, tầng thứ nhất có khả năng xuyên qua một lớp bê tông dày của các tòa nhà hay boong-ke kiên cố, tầng thứ hai là tầng thuốc nổ chính, có khả năng nổ chậm để tăng tính sát thương.
Thái Antổng hợp