Theo Sputnik, hôm 21/12 vừa qua, Jabbar al-Ma'mouri - một chỉ huy lực lượng t́nh nguyện Iraq đă tiết lộ với báo Soumeriya: “Chiếc điện thoại diện động được t́m thấy trên người một trong những thủ lĩnh IS bị tiêu diệt trong cuộc giao tranh ở khu phía bắc tỉnh Salahuddin” hôm 19/12 có tin nhắn của t́nh báo Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy Ankara đang hỗ trợ IS. Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo vấn đề an ninh tại những cứ điểm có sử dụng quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai ở Iraq.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP
“Điện thoại cũng chứa những thông tin quan trọng khác song không thể tiết lộ lúc này. Nó đă được bàn giao cho các nhóm bảo mật để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hơn”, Ma'mouri nói thêm.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Pháp Alexander Orlov hồi tháng 11/2015 bất ngờ cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai tṛ “khó hiểu” trong chiến dịch chống IS khi hành động như “một kẻ đồng lơa” với các hoạt động của nhóm khủng bố.
Cũng vào tháng trước, David Phillips - cựu cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đă cung cấp “sự trợ giúp quan trọng” cho IS bởi Ankara cùng chung tư tưởng coi Tổng thống Syria Bashar al-Assad là kẻ thù và buộc phải lật đổ.
Khi đó, Phillips khẳng định: “Vai tṛ của Thổ Nhĩ Kỳ đă không c̣n mơ hồ nữa, họ đă công khai ủng hộ IS. Họ đă hỗ trợ tổ chức này về hậu cần, tiền bạc, vũ khí, vận chuyển và chăm sóc y tế những chiến binh bị thương”.
Thông tin này được tiết lộ trong bối cảnh căng thẳng giữa Baghdad và Ankara ngày càng leo thang khi Iraq phát hiện Thổ Nhĩ Kỳ triển khai xe tăng hộ tống quân nhân tiến vào lănh thổ mà không có sự cho phép của chính quyền nước này hôm 04/12 vừa qua.
Iraq coi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là hành vi “xâm phạm chủ quyền”, đồng thời yêu cầu rút quân ra khỏi lănh thổ Iraq ngay lập tức. Tuy nhiên, phía Ankara khẳng định, việc này chỉ nhằm mục đích bảo vệ những binh sĩ đang tham gia hoạt động đào tạo lực lượng chiến binh người Kurd trong cuộc chiến chống IS.
Dưới sức ép của chính quyền Washington, hiện Ankara đă bắt đầu rút quân khỏi Iraq và tuyên bố sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền Baghdad bằng những đóng góp về mặt quân sự.
Trước đó, Ankara và gia đ́nh Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng bị Moscow cáo buộc hỗ trợ IS và liên quan đến hoạt động buôn bán dầu mỏ bất hợp pháp với tổ chức khủng bố này.
Mới đây, phát biểu trên kênh truyền h́nh NTV ngày 21/12, Tổng thống Erdogan một lần nữa khẳng định, sẵn sàng từ chức nếu như cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đang mua dầu của IS được chứng minh.