Mới đây bom nhiệu hạch của Triều Tiên đã làm không ít người phải lo sợ về sức công phá của nó. Theo tính toán của một nhà khoa học hạt nhân, khoảng 160.000 người sẽ chết nếu một quả bom nhiệt hạch được thả xuống thành phố có diện tích 100km2. Sức công phá của loại vũ khí này là vô cùng khủng khiếp.
Đám mây hình nấm đặc trưng của các vụ nổ hạt nhân/ nhiệt hạch
Ba vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên từ năm 2006 đến 2013 có sức công phá tương đương quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Hai quả bom mà Mỹ thả xuống Nhật Bản đã giết chết ngay lập tức 200.000 người.
Công nghệ sản xuất bom nhiệt hạch rất phức tạp và độ tàn phá cũng khủng khiếp hơn bom hạt nhân hàng nghìn lần. Nguy hiểm nhất hiện nay là bom nhiệt hạch có thể thu nhỏ để gắn trên các tên lửa liên lục địa.
Bom nhiệt hạch cần công nghệ tinh vi hơn và độ chính xác cao vì năng lượng mà nó mang theo. Cả bom nhiệt hạch hay bom hạt nhân đều sử dụng các chất phóng xạ như uranium hay plutonium.
Sáng 6.1.2016, Triều Tiên tuyên bố quốc gia này đã thực hiện thành công một vụ thử bom nhiệt hạch trong lòng đất. Vụ thử nghiệm gây ra động đất mạnh 5,1 độ richter.
Phạm vi ảnh hưởng giả định của bom nhiệt hạch thả xuống Auckland (New Zealand).
Theo Alex Wellerstein, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hạt nhân ở Học viện Công nghệ Stevens (Mỹ), 36.000 người sẽ bị chết ngay lập tức nếu bom nhiệt hạch thả xuống thành phố Bristol. 100.000 người khác sẽ bị thương nặng và qua đời ngay sau đó. Kết quả này được đưa ra nhờ tính toán bằng các phần mềm chuyên biệt. Bristol là một thành phố nằm ở phía tây thủ đô London, diện tích 100km2.
Trong trường hợp Triều Tiên thật sự sở hữu bom nhiệt hạch và thả quả bom 10 kiloton, tương đương vụ thử theo tuyên bố sáng 6.1 – trung tâm thành phố Bristol sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Quả cầu lửa sẽ có bán kính 150m và nhiệt phóng xạ lập tức sẽ gây bỏng độ ba trong phạm vi 1,5km. Tác động của vụ nổ vẫn tiếp diễn từ 4 giờ cho đến 4 tuần sau khi kết thúc. Nguyên nhân gây chết người hàng đầu chính là bụi phóng xạ từ bom nhiệt hạch.
Ngày 6.1.2016, Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.
Với trường hợp Triều Tiên thả một quả bom nhiệt hạch 350 kiloton vào thành phố Auckland (New Zealand), bán kính quả cầu lửa sẽ là 630m. Độ cao tối đa của quả cầu lửa hình nấm sẽ là 2.200m. Toàn bộ nhà cao tầng, công trình kiến trúc sẽ bị phá hủy toàn bộ. Bụi phóng xạ nhiệt lan xa 7,67km.
VietBF © Sưu Tầm