Về mặt lư thuyết th́ thị trường chứng khoán chính là hàn thử biểu của nền kinh tế. Tuy nhiên TTCK Trung Quốc lại không hoàn toàn như vậy. Có nghĩa là nó không thực sự phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế. V́ thế mà nhiều nhà đầu tư mất ăn mất ngủ, thậm chí tự vẫn v́ sự chảo đảo của TTCK nước này.
Cỗ xe kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khựng lại v́ những khó khăn nội tại. Trong ảnh: nhân viên giải cứu xe chết máy do nước ngập tại tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) ngày 6-1 - Ảnh: Reuters
Mâu thuẫn này đến từ việc TTCK Trung Quốc vẫn bị các doanh nghiệp nhà nước chi phối - chiếm tới 80% giá trị vốn hóa thị trường - và hoạt động đầu tư có sự tham gia của gần 100 triệu nhà đầu tư tư nhân thay v́ các quỹ quản lư tài sản.
Sản xuất công nghiệp thêm ảm đạm
Nếu nh́n vào nhóm cổ phiếu mất điểm mạnh nhất sẽ thấy tại sàn giao dịch Thâm Quyến là nhóm cổ phiếu bưu chính viễn thông (mất 10%), tại sàn Thượng Hải là cổ phiếu công nghệ thông tin (mất 8,9%), trong khi đó các cổ phiếu khu vực công nghiệp khác đều chỉ giảm nhẹ.
V́ vậy, nh́n nhận về những cú sốc trên TTCK Trung Quốc nửa cuối năm 2015 và những ngày đầu tháng 1-2016 cần xem xét nhiều khía cạnh kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Trước hết,khuynh hướng chính của kinh tế Trung Quốc năm năm tới sẽ là cải cách kinh tế theo cung với ba yêu cầu quan trọng là giảm tồn kho, giảm sản lượng, giảm đ̣n bẩy tài chính. Điều này sẽ khiến sản xuất công nghiệp - trụ cột kinh tế của “công xưởng thế giới” - thêm ảm đạm.
Việc chỉ số PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng: một chỉ số dự báo các điều kiện hoạt động kinh doanh) ở dưới ngưỡng 50 liên tiếp trong năm tháng chỉ là một thể hiện mang tính ngắn hạn trong chuỗi ngày bết bát của sản xuất công nghiệp Trung Quốc.
Thứ hai,việc nguồn cung cổ phiếu sẽ đột ngột tăng mạnh khi lệnh “cấm bán” đối với cổ đông lớn (nắm giữ từ 5% tổng số cổ phiếu) hết hiệu lực vào ngày 8-1 làm gia tăng lo ngại về một đợt bán tháo.
Thứ ba, quan trọng hơn cả, các tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cho thấy sự hiện diện ngày một rơ của “bộ ba bất khả thi” (*), điều này sẽ tác động không nhỏ tới kinh tế Trung Quốc.
Khi luồng vốn chạy khỏi Trung Quốc gia tăng (hai tháng cuối năm qua dự trữ ngoại tệ Trung Quốc giảm 195,2 tỉ USD, khiến dự trữ cả năm giảm c̣n 3.330 tỉ USD), áp lực mất giá của đồng nhân dân tệ (NDT) ngày càng lớn.
Thị trường cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc PBoC phải giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng điều đó đă không diễn ra. Hoạt động mua vào bằng công cụ quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) đầu tháng 1-2016 khiến luồng tiền trên thực tế bị thắt chặt. Đối với các thị trường tài sản phái sinh, điều này trở thành điều kiện tốt để “bán”.
Giải pháp không giống ai
Cơ chế tự ngắt là biện pháp kỹ thuật mà nhiều quốc gia áp dụng nhằm ngăn TTCK sụp đổ bởi hoạt động bán kỹ thuật. Nhưng cơ chế tự ngắt được xác định ở mức giảm 5-7% giá trị phiên mà Trung Quốc sử dụng có một số điểm không hợp lư.
Thứ nhất, mức giảm giá này quá thấp nếu so với các TTCK khác (Mỹ 20%, Nhật Bản 10%).
Thứ hai, nếu áp dụng mức ngắt này th́ từ tháng 6 đến tháng 9-2015, Trung Quốc có chín phiên ngừng giao dịch, trung b́nh năm phiên th́ có một phiên ngừng. Đây là mức ngừng giao dịch nhiều hơn bất kỳ một TTCK nào từng có kể cả khi có khủng hoảng thật sự.
Thứ ba, khoảng cách giữa bước ngắt thứ nhất 5% với ngưỡng thứ 2 (7%) quá ngắn, thông thường của các nước là 5% hoặc hơn.
Bên cạnh việc áp dụng cơ chế tự ngắt, Trung Quốc c̣n huy động “đội lái quốc gia” vào cuộc và bơm thêm khoảng 19,9 tỉ USD cho hệ thống ngân hàng thương mại nước này thông qua thị trường mở nhằm tăng thanh khoản.
Những biện pháp này cho thấy Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho các biến động mạnh của kinh tế thị trường.
Những khó khăn
trước mắt
Kinh tế Trung Quốc đang tái cơ cấu nên mức tăng trưởng lạc quan cho năm năm tới có thể chỉ là 5,5%/năm. Những khó khăn mà kinh tế Trung Quốc gặp phải trong năm tới có thể sẽ bao gồm:
Thứ nhất,khu vực sản xuất tiếp tục suy giảm mạnh do tác động của chính sách tái cơ cấu mà chính phủ thực thi.
Sản xuất công nghiệp hiện ở mức thấp nhất sáu năm qua, lợi nhuận công nghiệp thậm chí đă suy giảm gần 2% (so với tăng 15% mỗi năm); tăng trưởng đầu tư tài sản cố định chỉ bằng 2/3 so với trước, trong khi đó tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu đều suy giảm mạnh.
Thứ hai,các chính sách điều tiết vĩ mô đang rơi vào t́nh thế lưỡng nan. Chính sách tiền tệ đối diện với bộ ba bất khả thi trong khi chính sách tài khóa đă phải chấp nhận mức thâm hụt lớn hơn mục tiêu đầu năm 2015 để ổn định tăng trưởng (qua kênh đầu tư).
Thứ ba,những vấn đề căn bản nhất của nền kinh tế chưa được giải quyết. Thị trường bất động sản đóng băng làm liên lụy toàn bộ hệ thống sản xuất công nghiệp và ngân hàng, trong khi đó Trung Quốc vẫn chưa có phương án hiệu quả để xử lư nợ xấu của doanh nghiệp và địa phương.
Therealtz © VietBF