Ông là chuyên gia ngân hàng- Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu. Ông Hiếu là người gốc Việt đầu tiên thành lập ngân hàng của người Việt Nam tại Mỹ. Dưới đây là những chia sẻ của ông về những trải nghiệm của bản thân ḿnh trong chặng đường kinh doanh.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng hơn 4 triệu người, nhưng chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu là người gốc Việt thành lập ngân hàng của người Việt Nam tại Mỹ.
Ấp ủ ước mơ về một ngân hàng Việt Nam ở nước ngoài
Chia sẻ về những kỷ niệm không bao giờ quên về hành tŕnh thực hiện ước mơ lập ngân hàng của người Việt Nam trên đất Mỹ, ông Hiếu kể: Vào khoảng năm 1990, cộng đồng người Việt ở Mỹ có khoảng 1 triệu người, trong đó có khoảng hơn 1 nửa đến vùng tiểu bang California để sinh sống, và rất đông người Việt xuống thành phố Westminster, California. Đây được gọi là thủ phủ người Việt ở nước ngoài v́ ở thành phố này, tất cả các biển hiệu đều bằng tiếng Việt, các văn pḥng, quán ăn đều là của người Việt.
Thêm một dấu mốc nữa, đó là năm 1992, Uỷ ban Người Việt ở nước ngoài tổ chức một hội nghị Việt kiều đầu tiên ở TP.HCM, mời khoảng 200 Việt kiều ở tất cả các nước tham gia. Trong hội nghị đó, các thành viên cũng đưa ra quyết định sẽ thành lập ngân hàng Việt kiều với số vốn của tất cả Việt kiều trên thế giới, và đề nghị ông Hiếu chủ tŕ.
Tiếc là ư tưởng không thể thành hiện thực ngay, v́ lúc đó, luật pháp Việt Nam chưa cho phép có 1 ngân hàng vốn 100% người nước ngoài. Năm 1995, tạm gác ư tưởng thành lập ngân hàng cho Việt kiều, ông Hiếu trở về Việt Nam và tham gia mở chi nhánh đầu tiên của Deutsche Bank - ngân hàng lớn nhất của Đức để chờ cơ hội mới.
Đến năm 2000, cộng đồng càng phát triển hơn. Tại Mỹ, năng lực tài chính và tài sản lúc đó của người Việt cũng ngày càng tăng, và có lợi thế là người Mỹ chấp nhận sự hội nhập của tất cả cộng đồng thiểu số.
Người Việt Nam ở thành phố Westminster hầu như ai cũng biết ông Hiếu là người làm ngân hàng lâu năm, nên đă đề nghị với ông Hiếu nên thành lập ngân hàng riêng cho cộng đồng người Việt Nam. Ở Mỹ lúc đó, hầu như tất cả các cộng đồng khác đều có ngân hàng dành cho riêng họ, như cộng đồng người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Do Thái. Trong khi cộng đồng người Việt Nam rất thịnh vượng lại chưa có một ngân hàng nào. Chính phủ liên bang và tiểu bang của Mỹ cũng khuyến khích cộng đồng người Việt nên mở ngân hàng để phục vụ cộng đồng người Việt và cộng đồng mở rộng.
Sau khi thành lập, FVAB phát triển rất tốt. Nhưng chỉ sau đó 3 năm, cả hệ thống ngân hàng Mỹ rơi vào khủng hoảng, bắt đầu từ bất động sản, và ngân hàng của người Việt cũng không thoát khỏi cơn lao đao.
Với những thuận lợi trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cùng một số nhà đầu tư đă lập ban trù bị nghiên cứu về các phương án kinh doanh khả thi để chuẩn bị cho sự ra đời ngân hàng đầu tiên của người Việt ở nước ngoài. Đến năm 2005, ông Hiếu quy tụ được một số nhà đầu tư người Việt, người Mỹ gốc Việt, người Mỹ da trắng và người Hàn Quốc đóng góp vốn , bán cổ phiếu ra bên ngoài được 35 triệu USD để thành lập ngân hàng First Vietnamese American Bank (FVAB), dịch sang tiếng Việt là Đệ nhất Ngân hàng Việt Mỹ, vào tháng 5/2005. Ông Hiếu là Tổng giám đốc, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Với mục đích phục vụ cho cộng đồng chung người Mỹ, trong đó có cộng đồng người Việt, sự ra đời của FVAB để lại dấu ấn quan trọng. Năm đó, trong Hạ viện Quốc hội Mỹ đă có một số nghị sĩ dân biểu biểu dương sự kiện này và coi sự ra đời của FVAB là thành công của Chính phủ Mỹ trong việc hỗ trợ các cộng đồng thiểu số xây dựng định chế tài chính.
Khi thành lập FVAB, ông Hiếu hi vọng đưa ngân hàng này trở thành đầu mối phát triển quan hệ mậu dịch giữa Mỹ và Việt Nam thông qua sự liên kết giữa FVAB với các ngân hàng ở Việt Nam. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đă gặp nhiều phái đoàn của các ngân hàng lớn của Việt Nam như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam. Các phái đoàn này đă sang Mỹ với hi vọng làm cầu nối kiều hối của người Việt chuyển về nước, cũng như triển khai quan hệ mậu dịch với các đối tác Mỹ
Lao đao trong cơn khốn khó
Sau khi thành lập, FVAB phát triển rất tốt. Nhưng chỉ sau đó 3 năm, cả hệ thống ngân hàng Mỹ rơi vào khủng hoảng, bắt đầu từ bất động sản, và ngân hàng của người Việt cũng không thoát khỏi cơn lao đao. Lúc này, tại Mỹ, bất động sản rơi vào suy thoái rất nhanh. Giá bất động sản ở một số tiểu bang lao dốc xuống khoảng 50% giá thị trường, khiến rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn khi tài sản thế chấp bốc hơi, khách hàng của họ chao đảo trong băo khủng hoảng. Điển h́nh là nhiều khách hàng vay ngân hàng 70% giá trị để mua nhà, nhưng ngay sau đó, giá trị căn nhà giảm xuống một nửa. Ngành ngân hàng Mỹ rơi vào cảnh khách hàng chỉ mong ngân hàng đến siết nhà khi mà dư nợ c̣n cao hơn cả giá nhà trên thị trường.
Nợ xấu ngân hàng ngày càng cao. Dù vốn vẫn dương nhưng đến năm 2009, Ngân hàng FVAB vẫn không trụ nổi và phải bán cho Ngân hàng Green Point Bank ở Los Angeles. Cái tên First Vietnamese American Bank không c̣n tồn tại nhưng nó đă để lại được một ấn tượng rất tốt của cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ lúc ấy.
Sau khi FVAB được bán, ông Hiếu vẫn nuôi ư định muốn làm ǵ đó cho cộng đồng, và quyết định về Việt Nam. Ban đầu, ông làm tư vấn cho Tiên Phong Bank, sau đó tư vấn cho Liên Việt Bank, và kế đến trở thành ủy viên độc lập của Hội đồng quản trị của Ngân hàng An B́nh. Tiếp nữa, ông tham gia Hội đồng quản trị của Ocean Bank, rồi tham gia nhóm tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rồi tham gia Ban Tổng giám đốc của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Giờ đây, ông công tác tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank). Nhiều người vẫn đề nghị ông Hiếu lập lại ngân hàng người Việt ở nước ngoài, nhưng ông tâm sự, mất mát của ngân hàng FVAB là rất lớn, và lúc này ông muốn tập trung vào việc góp sức ḿnh xây dựng ngành tài chính nước nhà.
VietBF © Sưu Tầm