Hôm nay 22/3, Thủ tướng Pháp Manuel Valls khẳng định: "Chúng ta đang trong t́nh trạng chiến tranh". Trong khi đó th́ Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng tuyên bố: “Cả châu Âu đang là đích ngắm” của khủng bố. Nhưng v́ sao Brussels lại là tâm điểm của “chiến tranh” tại châu Âu?
Sảnh sân bay Zaventem tan hoang sau vụ đánh bom. Ảnh: AP
IS đạo diễn?
Trên trang mạng xă hội của một số kẻ tự xưng là ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) khẳng định đây là chiến thắng của IS. Bọn chúng đưa ḍng tít lớn “Brussels trong biển lửa”, tương tự như “Paris trong biển lửa” đă được bọn chúng tuyên bố khi nhận IS đạo diễn loạt khủng bố tối 13/11/205 tại thủ đô Paris. Những tên này khẳng định: “Các người tuyên bố chiến tranh và đánh bom chúng ta th́ chúng ta sẽ tấn công các người ngay chính trên mảnh đất của các người” và kết với câu “Allahu Akbar”.
Hiện do chưa có thông tin chính thức, các hăng thông tấn lớn của Bỉ, Pháp chưa đưa thông tin IS có thể đứng đằng sau loạt tấn công khủng bố ngày 22/3 tại Brussels. Cách đây vài giờ, cảnh sát Bỉ đề nghị các cơ quan báo chí Bỉ, Pháp ngừng cập nhật thông tin liên tục về việc truy lùng và lục soát an ninh để tránh cản trở quá tŕnh t́m kiếm những kẻ khủng bố - nhiều khả năng vẫn c̣n lẩn khuất tại sân bay và trên đường phố Brussels.
Một chuyên gia phân tích Pháp so sánh các vụ đánh bom tại Brussels với loạt đánh bom và xả súng liên hoàn tại Paris tối 13/11 và cho rằng đó là chiến lược của IS - tiến hành nhiều vụ tấn công liên tục chỉ cách nhau ít phút, khiến các lực lượng an ninh không kịp trở tay và gây hoảng loạn trên diện rộng.
Lực lượng an ninh thiếu và kém hiệu quả
Trong khi cả thủ đô Brussels đang bị phong tỏa và rối bời bởi nguy cơ xảy ra khủng bố tiếp theo c̣n rất lớn, th́ công đoàn ngành cảnh sát tuyên bố nếu bi kịch hôm nay không xảy ra, th́ theo kế hoạch, ngày mai lực lượng cảnh sát sẽ đ́nh công tại sân bay Brussels.
Như vậy, bọn khủng bố đă hành động trước.
Chủ tịch Công đoàn cảnh sát Bỉ (SLFP) cho biết, ông đă cảnh báo về đe dọa an ninh nghiêm trọng tại sân bay Brussels ngay từ sau loạt khủng bố tại Paris. Cảnh sát Bỉ cho rằng thảm họa ngày hôm nay là hoàn toàn có thể tránh được. Nhưng do lực lượng cảnh sát không đủ, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều lượt qua lại tại sân bay như hiện nay. Cảnh sát Bỉ đă tŕnh Bộ Nội vụ kế hoạch tiến hành đ́nh công để phản đối t́nh trạng này vào ngày mai.
Nhiều ư kiến cho rằng do thiếu lực lượng an ninh cần thiết mà việc lục soát hành lư của người qua lại, thậm chí hành khách không được tiến hành nghiêm ngặt. Trớ trêu có trường hợp hành khách lên máy bay mà không bị kiểm tra an ninh hành lư xách tay. Trong bối cảnh đó, c̣n đặt ra nguy cơ cao đánh bom máy bay.
Bỉ từng chứng kiến nhiều vụ khủng bố trong quá khứ, vụ gần nhất là vào 24/5/2014, khi một tay súng cực đoan quốc tịch Pháp là Mehdi Nemouche xả súng sát hại 4 người tại Bảo tàng Do Thái ở Brussels.
Sân bay Zaventem ở Brussels từng bị khủng bố năm 1979 khi 3 tay súng Palestine ném lựa đạn vào một nhóm hành khách đến từ Israel khiến 12 người bị thương.
"Trái tim" của châu Âu
Ai cũng biết rằng Brussels được coi là “trái tim" châu Âu khi trụ sở các cơ quan đầu năo của EU từ Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu, hay Trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tại đây. Do đó, sẽ không có nơi nào "lư tưởng" hơn sau "kinh đô ánh sáng châu Âu" là Paris để bọn khủng bố nhắm tới; để phát đi thông điệp mạnh mẽ và gây hoảng loạn cho toàn châu Âu.
Như Tổng thống Pháp đă khẳng định: toàn châu Âu là "đích ngắm".
Thủ đô Brussels đang ở trong t́nh trạng báo động an ninh cao nhất. Ảnh: AP
"Thiên đường" của Hồi giáo cực đoan tại châu Âu
Bỉ trong t́nh trạng này không đáng ngạc nhiên. Đó là một đất nước kỳ lạ, nhỏ bé nhưng lại có quá nhiều thứ khác biệt có thể tạo nên chia rẽ. Dân vùng nói tiếng Flamand không ưa dân vùng nói tiếng Pháp Francophone và ngược lại.
Bỉ từng hơn 500 ngày không có Thủ tướng và ở các tỉnh Flamand giàu có hơn, các đảng cực hữu lúc nào cũng dọa tách xứ này ra thành quốc gia riêng để không phải nuôi xứ nói tiếng Pháp nghèo hơn. Nói một cách nào đó, dù có Hoàng gia nhưng Bỉ được xem như một quốc gia không dân tộc.
Vấn đề chính bây giờ là sự phức tạp một cách không đáng có về văn hoá, chính trị, cộng thêm tính cách mềm mỏng của người Bỉ đă và đang biến nước này thành căn cứ chính của các phong trào cực đoan và khủng bố đe dọa toàn châu Âu.
Hơn một nửa trong số những kẻ khủng bố Paris đến từ Molenbeek, ngoại ô Brussels. Một loạt những kẻ âm mưu khủng bố từ đầu năm, từ vụ Thalys Amsterdam-Paris đến vụ đánh bom hụt ở Villejuif, ngoại ô Paris... đến từ Bỉ. Hồi xảy ra vụ Charlie Hebdo, vũ khí của bọn khủng bố cũng đến từ Bỉ.
Từ Brussels đến Antwerp có hơn 50km nhưng dọc con đường đó toàn là các thành phố, ngôi làng nổi tiếng v́ dính đến Hồi giáo cực đoan, nơi bọn cuồng tín thoải mái tuyên truyền, tuyển mộ mà hầu như không gặp trở ngại ǵ.
Xét trên tỷ lệ dân số, không nước nào ở châu Âu cung cấp thanh niên cực đoan sang Syria và Iraq nhiều như Bỉ. Đáng nói là số thanh niên bị tẩy năo này đi và về như chỗ không người mà không hề bị ǵ. Thậm chí, nếu có bị bắt th́ cũng bị xét xử nhẹ như không. Như Brahim Abdeslam, anh trai của tên đang bị truy nă gắt gao Salah Abdeslam, kẻ tự nổ bom trên phố Voltaire ở Paris hôm 13/11, từng bị bắt v́ buôn vũ khí và có liên hệ với khủng bố nhưng rồi chỉ nhận án nhẹ v́ được cho là “cần trao thêm cơ hội”. Ngôi nhà mà gia đ́nh những tên Abdeslam này ở c̣n gần như được cho v́ là nhà ở xă hội dành cho người nghèo dù gia đ́nh này thu nhập trên 100.000 euro/năm.
Tất cả những điều đó, từ sự phân ră và thiếu chặt chẽ của các cơ quan công quyền, sự phức tạp của chủ nghĩa cục bộ địa phương, tính dĩ hoà vi quư của dân Bỉ… biến Bỉ và Brussels thành cái ḷ chứa chấp khủng bố, phát tán hiểm họa đi khắp châu Âu.
Giờ th́ sau nhiều ngày lục soát truy nă mà không bắt được bọn đầu sỏ và cũng không thu được kho vũ khí lớn nào, dù ai cũng biết Bỉ là nơi cung cấp chính, Bỉ buộc phải đặt báo động an ninh cao nhất v́ nguy cơ một vụ nghiêm trọng như Paris có thể đến bất cứ lúc nào.
Therealtz © VietBF