Trước đây khi nghĩ đến Brussels, thủ đô nước Bỉ, người ta vẫn h́nh dung ngay đến những đặc sản nổi tiếng như h́nh ảnh các khu quảng trường cổ kính, bia và chocolate… Nhưng giờ đây lại đang dần trở nên khét tiếng với cái danh là hang ổ đào tạo các chiến binh thánh chiến cho các tổ chức phiến quân ở khu vực châu Âu.
Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố tại Brussels (Bỉ).
(Ảnh: washingtonpost.com).
Trong suốt nhiều tháng liền, chính quyền Bỉ và cộng đồng nơi đây đă phải sống trong bầu không khí hoang mang bởi nỗi lo khủng bố lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu. Căng thẳng ngày càng gia tăng, lực lượng an ninh Bỉ lại càng sốt sắng thực hiện hàng loạt các vụ truy kích nhằm truy lùng kẻ chủ mưu vụ tấn công Paris Salah Abdeslam cùng những kẻ có liên quan.
Hồi tuần trước, may mắn dường như đă mỉm cười sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ được Abdeslam, khởi đầu quá tŕnh lần ra chứng cứ về mạng lưới khủng bố ở châu Âu. Giới chức Bỉ đă có cái thở phào nhẹ nhơm mà không hề biết rằng nó chỉ tồn tại trong phút chốc.
Hôm thứ Ba trong tuần, tức ngày 22/3, sự sợ hăi tột độ của người dân Bỉ lại lần nữa trỗi dậy khi những kẻ đánh bom tự sát tấn công vào sân bay Zaventem và một trong số những trạm tàu điện ngầm đông đúc nhất của thủ đô Brussels ngay vào thời điểm đông người qua lại. Chúng cho phát nổ các vali chứa bom cùng đinh, khiến hàng chục người thiệt mạng và gần 300 người khác bị thương.
Trong sự kiện đẫm máu xảy ra ở sân bay Zaventem và trạm tàu điện ngầm Maelbeek, Bỉ đă phải nâng mức cảnh báo khủng bố lên cao nhất từ trước đến nay. Nhưng thậm chí cả trước khi sự kiện này xảy ra, đất nước này cũng đă đặt mức cảnh báo cao độ trong khi lực lượng an ninh luôn trong tư thế sẵn sàng.
Vậy tại sao sự kiện đẫm máu vừa qua vẫn xảy ra, tại sao những kẻ cuồng tín vẫn có cơ hội tấn công “trái tim châu Âu”, và tại sao Brussels lại trở thành cái nôi của chiến binh thánh chiến?
Nỗi mất mát ám ảnh trên từng gương mặt người dân Bỉ.
Cái nôi của tư tưởng cực đoan
Molenbeek, một khu vực tập trung đông tầng lớp lao động của thủ đô Brussels, trong vài năm gần đây trở thành cái nôi của hệ tư tưởng cực đoan bạo lực. Theo báo giới phương Tây, người dân nơi đây thường xuyên nhận phải những lời đe dọa trực tiếp từ những kẻ cực đoan, thậm chí qua điện thoại di động, cảnh báo họ không được khai chúng với các kênh truyền thông.
Giới chức Bỉ đến nay vẫn bất lực trong việc ngăn chặn nguồn chiến binh trong nước chảy đến các vùng lănh thổ mà tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát, và sau đó lại trở về nước, mang theo tư tưởng cực đoan cùng các vụ tấn công khủng bố đẫm máu.
Brussels được coi là trung tâm của châu Âu v́ nằm ở giao điểm các thành phố lớn của châu Âu như Paris, Amsterdam, Cologne, Strasbourg, Frankfurt, Berlin... cứ nhảy lên xe hơi hoặc một chuyến xe lửa là có thể đi đến được hàng loạt các thành phố lớn nhỏ của châu Âu chỉ trong ṿng có vài giờ đồng hồ.
Thế nhưng chỉ đến mới đây, đặc biệt là sau khi xảy ra vụ khủng bố đẫm máu ở Paris hồi tháng 11 năm ngoái, một số nước châu Âu mới bắt đầu thực thi các biện pháp kiểm tra người nhập cư.
Xét theo đầu người, Bỉ hiện là quốc gia có số chiến binh nước ngoài ở Syria nhiều hơn bất cứ quốc gia Tây Âu nào khác. Giới chuyên gia nói rằng có gần 500 đàn ông và phụ nữ đă rời nước Bỉ để đến Syria và Iraq kể từ năm 2012 đến nay.
Cùng lúc đó, ước tính có hơn 100 công dân Bỉ đă trở về từ các vùng lănh thổ IS kiểm soát, rất nhiều trong số đó đang đối mặt với khả năng bị bắt giữ ngay khi trở về Brussels. Tuy nhiên, các con số này chỉ là bề nổi, chứ không ai biết chính xác đă có bao nhiêu công dân Bỉ tham gia các mặt trận Trung Đông, và bao nhiêu người đă trở về nước…
Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Jan Jambon từng nói trước báo giới rằng lực lượng an ninh chống lại các mối đe dọa khủng bố của họ đang tỏ ra hữu hiệu, nhưng cũng thừa nhận rằng những kẻ chiêu binh của IS vẫn đủ khả năng để gieo mầm chủ nghĩa khủng bố trên đất nước họ.
“Việc tuyển chiến binh vẫn tiếp diễn – nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với trước kia, ví dụ như cách đây 2 năm – nhưng đúng, nó vẫn diễn ra” – ông Jambon trả lời phỏng vấn CNN – “Rất khó để t́m ra kẻ đứng đằng sau”.
Số lượng chiến binh thánh chiến ở các nước châu Âu.
Những người bị bỏ rơi
Geraldine Henneghien, một công dân sinh sống trong khu Molenbeek, cũng chịu khá nhiều rủi ro khi dám nói với các truyền thông về những kẻ thánh chiến. Con trai bà, Anis, là một trong số những người bị IS “tẩy năo” để tham gia cuộc chiến của chúng để rồi sau đó bỏ mạng ở Syria.
Henneghien nói với hăng tin Reuters rằng, việc nhận diện các manh mối cho thấy một kẻ là chiến binh thánh chiến không hề đơn giản.
“Mỗi dấu hiệu đều khác nhau, và khi anh nh́n vào chúng, gần như chúng không thể hiện điều ǵ về tư tưởng cực đoan của chúng cả” – bà Henneghien giải thích – “Nhưng khi nh́n toàn cảnh bức tranh, anh mới nhận ra rằng có dấu hiệu nào đó, và chúng là một phần của mạng lưới tuyển mộ chiến binh”.
Ali, một người dân khác sinh sống trong khu Molenbeek, cũng trần t́nh với hăng tin CNN về việc 2 người anh trai của anh tham gia vào nhóm Hồi giáo cực đoan Sharria4Belgium, sau đó đến Syria để tham chiến và rồi cũng bỏ mạng tại đó.
Ali tin rằng chính sự phân biệt và “thiếu các cơ hội” làm việc và sống ở Bỉ đă đẩy rất nhiều thanh niên trẻ tuổi vào con đường tội ác bởi đơn giản là họ cảm thấy không được xă hội Bỉ chấp nhận – và những kẻ tuyển mộ của các nhóm khủng bố đă lợi dụng điểm này.
“Nước Bỉ thường từ chối trẻ em và người trẻ tuổi, họ c̣n nói rằng “tất cả đều là người nước ngoài, th́ tại sao chúng ta phải cho họ một công việc?” Họ luôn ghét bỏ chúng tôi và họ nói rằng chúng tôi vô dụng, vậy nên khi những người trẻ trông thấy những ǵ đang xảy ra ở Syria, họ nghĩ ngay rằng “Đúng rồi, hăy đến đó và trở nên hữu dụng hơn”” – Ali nói với CNN.
Chính quyền phớt lờ ḍng chiến binh
Ali cũng tin rằng giới an ninh Bỉ đang cố t́nh phớt lờ việc ḍng người trong nước cứ thế đổ sang Syria, như một cách để loại bỏ họ khỏi xă hội: “Họ muốn loại bỏ những người trẻ tuổi này bằng cách để họ ra đi”.
Bà Henneghien cũng cho hay, khi bà báo cáo với cảnh sát về việc con trai bà sắp sang Syria, phía cảnh sát chỉ phớt lờ bà.
“Hai tuần trước khi nó đi, tôi đă đến sở cảnh sát và nói rằng “Con trai tôi đang chuẩn bị bắt chuyến bay đến Syria” – bà Henneghien nói, thêm rằng do lo ngại con trai bà có thể là thành viên của một mạng lưới khủng bố, một quan ṭa đă thêm tên nó vào danh sách theo dơi, nhưng cuối cùng con trai bà vẫn sang được Syria.
Được biết con trai bà Henneghien, Anis, ở độ tuổi 18 khi rời khỏi Bỉ hồi năm 2014. Đến năm 2015, bà Henneghien được thông báo rằng con trai bà đă bị giết ở Syria. Không ǵ có thể mang con trai bà trở lại, nhưng bà vẫn cho rằng Bỉ đă có thể làm nhiều hơn để khuyến khích những thanh niên trẻ tuổi như Anis trở về nước.
“Thay v́ nói với chúng rằng, “Chúng ta sẽ nói chuyện về động cơ của các anh khi ở trong tù và sau đó chúng tôi sẽ giúp các anh trở lại là một phần của xă hội này”, th́ họ lại đưa ra thông điệp kiểu như “Đừng trở về, nếu không sẽ mọt gông trong tù”” – bà Henneghien nói.
Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Jambon, trong khi đó, khẳng định rằng chính phủ của ông đang làm việc hết sức nỗ lực để ngăn chặn những người trẻ tuổi rời khỏi đất nước, nhưng thừa nhận rằng họ vẫn c̣n nhiều việc phải làm.
“Cách đây khoảng 1 năm rưỡi, chúng tôi có khoảng 15 người mỗi tháng rời nước để đến Syria hay Iraq, giờ th́ con số này chỉ dưới 5. Nhưng 5 là quá nhiều, tôi biết về việc này. Mục tiêu của chúng tôi là không có ai sang Syria hay Iraq cả” – ông Jambon nói.
Tuy nhiên, ông Montasser Al De’emeh, người sáng lập Trung tâm chống cực đoan hóa có trụ sở ở Brussels, nói rằng việc ngăn chặn ai đó rời khỏi nước là rất khó.
“Bạn không thể ngăn một ai đó rời đi bằng vũ lực được” – ông nói – “Điều đó là không thể được. Có những người từng bị ngăn cản rời đi và bị bỏ tù, nhưng 8 năm sau đó, họ được trả tự do và lại cố gắng rời nước lần nữa”.
Ông cũng nói rằng, thay v́ dùng vũ lực, người ta có thể ngăn chặn ḍng chiến binh này tuồn đến Syria bằng cách giúp họ xây dựng một tương lai, bằng cách giúp họ hiểu được giá trị con người thực sự của họ.
Các chuyên gia giám định Bỉ khám nghiệm ngôi nhà được cho là
nơi lẩn trốn của nghi phạm Salah Abdeslam.
Bị đối xử như tội phạm
Ali kể lại rằng, một trong số hai người anh c̣n sống sót của anh cuối cùng đă trở về nước Bỉ, nơi mà người ta lập tức giam giữ người này lại. Nhưng Ali cho biết cả gia đ́nh anh kể từ đó đă luôn sống trong cảm giác như thể họ là tội phạm sau khi lực lượng cảnh sát vũ trang ập vào nơi ở của họ để điều tra – nơi có cả người mẹ già, chị dâu cùng các cháu của anh sinh sống.
“Nó thực sự bất ngờ…họ có đến 10 người, có khi nhiều hơn, và chĩa súng vào chúng tôi. Cái cách mà họ lao vào nhà chúng tôi cứ như thể chúng tôi được trang bị vũ trang đến tận răng vậy” – Ali kể lại.
Anh nói rằng các lực lượng an ninh thường có những hành động thái quá mà đôi khi chỉ mang lại những điều tiêu cực, khiến cho gia đ́nh, bạn bè và hàng xóm của những chiến binh nói trên cũng mang tư tưởng chống đối lại chính quyền: “Điều này chỉ gieo cho chúng tôi nỗi căm phẫn mà thôi”.
Yassine Boubout, một người dân Bỉ khác nói với Reuters rằng các hành động của cảnh sát và lực lượng an ninh ngày càng khiến cộng đồng người Hồi giáo ở Bỉ bất b́nh và muốn hành động chống lại chính quốc gia mà họ đang sống. Sinh viên 18 tuổi này nói rằng bản thân anh cũng là nạn nhân của những hành động đó khi bị coi “như một kẻ khủng bố”, và từng bị bắt và chĩa súng vào mặt trong một lần đi…mua bữa trưa.
“Lúc đó tôi đang lấy suất ăn của ḿnh và định đến quầy trả tiền th́ họ từ đâu đến, chĩa súng quân dụng vào mặt tôi” – Boubout kể lại – “Họ ra lệnh “Quỳ xuống đất ngay””.
20 phút sau đó, Boubout bị ném vào một pḥng tạm giam trong suốt 3 giờ liền trước khi được trả tự do mà không hề nhận được một lời giải thích nào cả. Một tuần sau đó, Boubout nói rằng có người nói với anh rằng anh bị bắt là bởi “nh́n giống một nghi phạm”.
Thế hệ bị ghẻ lạnh
Quay trở lại với Bộ trưởng Nội vụ Jambon, người từng nói rằng những người Hồi giáo trẻ tuổi ḥa nhập rất tốt với xă hội Bỉ, nhưng thừa nhận rằng chính phủ của ông cần làm nhiều hơn nữa để họ có thể cảm thấy như “ở nhà”.
“Chúng tôi đang nói về thế hệ người nhập cư thứ 3 và thứ 4. Những người trẻ tuổi được sinh ra ở Bỉ, thậm chí cha mẹ họ cũng được sinh ra ở Bỉ, và họ luôn cởi mở với thông điệp này” – ông Jambon nói.
Có những luồng ư kiến cũng cho rằng người Hồi giáo ở Bỉ cũng phải làm đúng trách nhiệm của ḿnh với đất nước, và không có lư do ǵ để họ cảm thấy không được chấp nhận ở một quốc gia nơi mà họ có chỗ ở, được đi học, và có đầy đủ thực phẩm để nuôi sống họ…
Nhưng đối với những người đă bị đối xử như những kẻ tội phạm như Ali th́ lại khác. Anh nói rằng quyết định sang Syria của 2 người anh trai anh, và cái cách đối xử mà chính quyền Bỉ thể hiện đối với những thân nhân của những chiến binh thánh chiến, đă “hủy hoại” gia đ́nh anh.
“Điều này đă làm đổ vỡ mọi thứ” – Ali nói với CNN – “Tương lai của chúng tôi từng rất tươi sáng, nhưng giờ chả c̣n ǵ nữa”.