Theo quan điểm của ứng viên số 1 Đảng Cộng Ḥa Donald Trump, nước Mỹ luôn luôn là số một. Không những thế, muốn làm đồng minh với MỸ không dễ. Mọi quốc gia khác đều phải trả tiền nếu muốn điều đó thành sự thật.
Ngày 26-3, ứng cử viên đảng Cộng ḥa Donald Trump đă tŕnh bày những ư định của ông về chính sách đối ngoại tương lai của Mỹ với khẩu hiệu “Nước Mỹ là trước tiên”. Nếu như ông chính thức trở thành chủ nhân của Nhà Trắng, viễn cảnh đối ngoại của nước Mỹ có thể tóm gọn trong câu trả lời sau của ông: “Chúng ta sẽ bảo vệ mọi người. Khi lo lắng, hăy nhờ tới nước Mỹ. Chúng tôi sẽ bảo vệ bạn. Đôi lúc bạn sẽ được miễn tiền phí”.
Muốn làm đồng minh, phải trả tiền phí
Từ lâu tờ The Independent (Anh) đă nhận định Donald Trump là một người theo chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa biệt lập, không ngại biến những đồng minh truyền thống của ḿnh thành kẻ thù và chủ yếu tin vào bản năng hơn lư trí. Không chỉ thể hiện ư định cứng rắn với Trung Quốc (TQ), những phát ngôn của ông Donald Trump về chính sách đối ngoại Mỹ trong tương lai c̣n khiến những đồng minh của Washington lo ngại.
Đối với khu vực Trung Đông, ứng cử viên đảng Cộng ḥa đe dọa ngừng mua dầu từ Saudi Arabia và các đồng minh Ả Rập khác nếu họ không cam kết đưa bộ binh sang đánh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. “Tôi nghĩ nếu không có sự bảo bọc của Mỹ, Saudi Arabia đă không thể tồn tại lâu đến thế đâu” - ông Trump nhận định.
Vị ứng viên tổng thống đảng Cộng ḥa nói rằng việc Mỹ can thiệp quân sự đặc biệt ở Trung Đông gây ra nhiều vấn đề hơn là giải pháp. Ông Trump cũng không ấn tượng với việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông đề nghị Đức và các quốc gia vùng Vịnh nên chi trả cho các “vùng an toàn” mà ông dự tính thiết lập ở Syria cho người tị nạn và để bảo vệ họ một khi các “vùng an toàn” này được dựng lên.
Tại châu Á-Thái B́nh Dương, Donald Trump cũng dự định “buông” các đồng minh truyền thống của Mỹ không được “trả công” thích đáng. Ông tuyên bố nếu đắc cử sẽ cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân riêng, thay v́ phụ thuộc vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ để pḥng ngừa Triều Tiên và TQ. Ông cũng sẵn sàng rút quân đội Mỹ khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc nếu hai nước này không hỗ trợ đáng kể chi phí cho việc duy tŕ các binh sĩ tại đây.
Ngay cả các đồng minh thân cận trong NATO cũng không thoát khỏi những toan tính “đ̣i tiền” của tỉ phú gốc New York. Ông Donald Trump cho rằng Mỹ đă chi vào liên minh này quá nhiều nhưng những ǵ nhận lại là “không công bằng với chúng tôi”. Ông cho rằng Mỹ phải chi một khoản bất b́nh đẳng cho NATO. Trong khi đó, tổ chức này chỉ giúp bản thân châu Âu đạt lợi ích nhiều hơn là đóng góp cho Mỹ.
Trong chính sách đối ngoại của Donald Trump, các đồng minh phải trả tiền để được bảo vệ. Ảnh: AP
Không loại trừ chiến tranh với Trung Quốc
Ông Trump cũng không ngại chỉ trích cả TQ - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là đối trọng của Mỹ tại khu vực Thái B́nh Dương hiện nay. Ông cho rằng TQ đă tái thiết đất nước nhờ vào ḍng tiền “ḅn rút” khỏi nước Mỹ, thông qua những “thỏa thuận kinh tế sai lầm” mà không phải trả lại một đồng nào. Ông cũng chỉ trích những ǵ mà TQ đang thực hiện tại biển Đông là v́ tổng thống Mỹ và nước Mỹ không c̣n được “tôn trọng” nữa.
Ứng cử viên đảng Cộng ḥa cho hay cách tốt nhất để ngăn TQ bành trướng quân sự ở biển Đông, ngăn cản các hành động trái phép của TQ như xây đường băng, triển khai tên lửa tại các đảo, đá ở biển Đông là đe dọa về mặt kinh tế, đe dọa TQ tiếp cận thị trường Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ dùng thương mại làm vũ khí để chống lại TQ trước các tuyên bố chủ quyền phi lư ở biển Đông và thậm chí không loại trừ khả năng đi đến chiến tranh.
“Chúng ta có một sức mạnh kinh tế to lớn so với TQ. Đó chính là quyền lực của thương mại” - tỉ phú Trump nói. Khi PV hỏi liệu ông có sẽ cắt đứt mối quan hệ làm ăn với TQ, ông Trump đáp rằng “sẽ dùng thương mại để đàm phán”. Tuy nhiên, tỉ phú này không đề cập tới cách ông sẽ đối phó với những đ̣n trả đũa kinh tế của Bắc Kinh ra sao.
Quan sát trong lo lắng
Hàn Quốc và Nhật Bản đă giữ im lặng trước quan điểm ông Donald Trump vừa đưa ra. Khi được yêu cầu trả lời về chính sách “ưu tiên Mỹ” của ông Trump nhằm cắt giảm hỗ trợ của Mỹ với các nước khác, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc Moon Sang-Gyun cho biết việc b́nh luận về phát biểu của một ứng viên tổng thống Mỹ là không phù hợp. Nhưng ông nhấn mạnh rằng không có sự thay đổi nào trong lập trường của Hàn Quốc và rằng hiệp ước hợp tác quốc pḥng giữa Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục là nền tảng trong quan hệ đồng minh với Washington.
Phát ngôn viên chính phủ hàng đầu của Nhật Bản Yoshihide Suga cũng từ chối phản ứng trực tiếp đối với quan điểm của Trump nhưng nhấn mạnh rằng liên minh quân sự với Washington là rất quan trọng và lâu dài. “Nó là trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và cực kỳ quan trọng đối với sự thịnh vượng và an toàn của khu vực châu Á-Thái B́nh Dương cũng như thế giới” - ông Suga trả lời các PV. Ông cho biết Nhật Bản sẽ duy tŕ các chính sách của ḿnh chống lại việc sở hữu và sản xuất hạt nhân và lệnh cấm vũ khí hạt nhân của nước ngoài trên lănh thổ của ḿnh.
Bài phát biểu của ông Trump đă gây xôn xao dư luận và bị đánh giá là “thiển cận, thiếu hiểu biết”. Hiện có gần 30.000 lính Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc và 47.000 lính ở Nhật Bản.
Tờ The New York Times nhận định trong thế giới của ông Trump, nước Mỹ hiện nay là một cường quốc đă “lạc lối”. Và ông cho rằng sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế để mặc cả với phần c̣n lại của thế giới, tái thiết lập vị trí trung tâm của nước Mỹ. Thế nhưng các quan chức và các nhà phân tích nói rằng nếu thật sự Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ, nó sẽ là khởi đầu của một giai đoạn thế giới rối loạn.
Ông Trump tuyên bố sẵn sàng cân nhắc lại nhiều đồng minh truyền thống của nước Mỹ nếu như các đồng minh không trả chi phí. Nếu sự thay đổi triệt để chính sách đối ngoại diễn ra đúng như lời ông Trump, có khả năng lớn sẽ làm giảm mạnh uy tín của Mỹ và các liên minh trong khu vực. Bên cạnh đó, nó có khả năng sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á và làm tổn hại đến những nỗ lực quốc tế nhằm gây áp lực lên Triều Tiên để họ từ bỏ vũ khí hạt nhân.