Mỹ vừa lên kế hoạch điều máy bay tàng hình tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một hành động cương quyết của Lầu Năm Góc nhằm đối phó với sự bành trướng và quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc.
Không quân Mỹ đã triển khai 3 trong số 20 máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tập huấn. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có cân nhắc việc đồn trú thường xuyên các máy bay ném bom tàng hình tới khu vực?
Theo học giả quốc phòng Dave Majumdar, trong trường hợp máy bay ném bom B-2, về mặt hậu cần thì không có ý nghĩa nhiều khi chỉ đồn trú vẻn vẹn phi đội gồm 20 máy bay nói trên. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc được kỳ vọng sẽ mua sắm khoảng 80 đến 100 máy bay ném bom tầm xa B-21 (LRS-B) vào năm 2020. Khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức mạnh quân sự, thì đây sẽ là trường hợp đáng lưu ý đối với việc đồn trú số lượng máy bay nói trên tới khu vực.
Một máy bay tàng hình của Mỹ. Ảnh: National Interest
Trong khi các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, nếu Mỹ đồn trú các máy bay B-21 tại Hawaii, Alaska và Úc, thì nó sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển của các máy bay trên. Điều này đổi lại sẽ tăng tần số xuất kích trong khi lại cắt giảm nhu cầu sử dụng các máy bay tiếp dầu nếu như xảy ra xung đột trong khu vực. Điều này cũng có nghĩa sẽ tăng khả năng răn đe của phi đội ném bom B-21 bởi về cơ bản việc cắt giảm giờ bay đồng nghĩa là tăng quy mô phi đội.
Việc đồn trú các máy bay ném bom B-21 đến Alaska hay Hawaii sẽ không thành vấn đề bởi đó là các vùng đất của Mỹ. Cả hai căn cứ Hickam tại Hawaii và căn cứ Elmendorf tại Elmendorf, vốn là nơi đồn trú của các máy bay F-22 Raptors và nhiều cơ sở bảo dưỡng các máy bay tàng hình. Không quân Mỹ cũng muốn đồn trú các máy bay chiến đấu F-35 tại căn cứ Eielson, Alaska, nơi cũng có trạm bảo dưỡng các máy bay tàng hình. Tuy nhiên, bên cạnh phi đội máy bay ném bom tàng hình khủng trên, không quân Mỹ sẽ mở rộng các căn cứ trên để đồn trú cho cả máy bay ném bom tàng hình mới B-21.
Ngoài các máy bay chiến đấu F-35 và F-22, việc bổ sung máy bay F-21 tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cho phép nhiều phi đội máy bay ném bom tàng hình Mỹ hoạt động và tập huấn cùng nhau. Điều này sẽ giúp các phi công làm quen với các chiến thuật tác chiến phối hợp. Nói cách khác, các phi công sẽ trở nên hiệu quả hơn trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hơn nữa, việc đồn trú loại máy bay trên đến Alaska cũng giúp gia tăng lợi ích cho nhiều chương trình tập huấn và phi đội Aggressor 18 một cách hiệu quả hơn.
Một thực tế là việc đồn trú một phi đội máy bay ném bom tàng hình B-21 đến Úc sẽ khó khăn hơn nhiều bởi Úc có thể sẽ không hoan nghênh khi mà Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Với giả định Úc đồng ý chấp thuận, điều này sẽ mở ra cơ hội vừa tập huấn với không quân Úc vừa lại tập huấn với các quốc gia đồng mình trong khu vực. Úc có nhiều không gian mở và rộng lớn phục vụ cho việc tập luyện. Úc cũng có kế hoạch mua sắm loại máy bay F-35.
Về mặt dài hạn, khi mà Bắc Kinh sẽ tăng cường bành trướng, các căn cứ không quân tác chiến tầm ngắn tại Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn trước các cuộc tấn công tổng hợp. Thậm chí đảo Guam cũng không an toàn. Trong khi đó, các căn cứ tại Úc, Alaska và Hawaii lại an toàn một cách tương đối trước cuộc tấn công từ Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Do vậy, Lầu Năm Góc cần cân nhắc đồn trú loại máy bay ném bom tàng hình B-21 tại các căn cứ Hickam, Elmendorf và Eielson khi loại máy bay trên tham gia tác chiến, theo học giả nói trên.
Therealtz © VietBF