Đây là một hành động hết sức nghi ngờ của Trung Quốc khi bất ngườ nước này vừa tuyên bố sẽ tiến hành “tham vấn thân thiện” với các nước láng giềng để tránh đối đầu trong các hoạt động đánh bắt cá ở biển Đông. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây chẳng qua là một con bài chính trị của Tập Cận B́nh khi sợ phải đưa ra ṭa quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu sự đối đầu giữa các ngư dân Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, Malaysia có thể tránh được thông qua “tham vấn hữu nghị”. Phát biểu tại cuộc họp thường kỳ ở Bắc Kinh vào cuối tuần rồi, ông Lục nói: “Hợp tác nghề cá là một phần quan trọng trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có các nước ven biển Đông”.
Ông Lục c̣n bao biện rằng chính phủ Trung Quốc coi trọng việc quản lư nghề cá và chỉ đạo ngư dân Trung Quốc tiến hành hoạt động khai thác phù hợp với luật pháp và các quy định. Thế nhưng, trái với tuyên bố này, Philippines cho biết đă ghi nhận nhiều trường hợp gây hấn của các tàu Trung Quốc kể từ năm 2012,
Tàu Nhật Bản cập cảng Philippines đầu tháng 4. Ảnh: INQUIRER
Ngoài ra, Manila c̣n nói thêm họ muốn chờ phán quyết của ṭa án quốc tế về yêu sách chủ quyền phi lư của Bắc Kinh ở biển Đông, dự kiến được đưa ra trong vài tuần tới.
Vụ kiện của Philippines đề cập 2 vấn đề liên quan hoạt động đánh bắt cá ở biển Đông. Một là Trung Quốc không ngăn công dân và tàu nước này khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Hai là Bắc Kinh cản trở bất hợp pháp ngư dân Philippines kiếm sống khi can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại băi cạn Scarborough (Trung Quốc đang chiếm và gọi là đảo Hoàng Nham).
Trong một diễn biến khác, Nhật Bản gửi tàu chiến tham gia vào cuộc tập trận chung với Indonesia, bắt đầu từ ngày 12 đến 16-4. Thời gian gần đây, Nhật Bản gia tăng chỉ trích Trung Quốc khiêu khích ở biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh đang đ̣i chủ quyến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo kiểm soát.
VietBF © sưu tập