Vietbf.com - Hoàn Cầu trích lời Ngoại trưởng Nga phát biểu "Tôi tin rằng [quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông] là việc làm vô ích. Chỉ có đàm phán, con đường mà Trung Quốc và ASEAN đă đi, mới có thể mang lại kết quả cho các bên, đó chính là một thỏa thuận mà các bên chấp nhận được". Những tuyên bố "phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông" của Ngoại trưởng Nga mới đây được chuyên gia Việt Nam đánh giá là "lấy ḷng" Bắc Kinh.
"Cầu cứu" Nga giữa ṿng vây quốc tế
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trả lời báo chí hôm 12/4 nói:
"Lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông là, tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục t́m kiếm con đường giải quyết bằng chính trị ngoại giao mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Cần phải dừng lại mọi hành vi can thiệp vào hoạt động đàm phán trực tiếp của các bên liên quan ḥngquốc tế hóa những vấn đề này.
Chúng tôi tích cực ủng hộ Trung Quốc và các nước ASEAN lựa chọn giải pháp trên, đầu tiên là phải căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Ngoài ra, c̣n có Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc kư năm 2002. Sau đó, là nhận thức chung mà Trung Quốc và ASEAN đă đạt được năm 2011.
Theo những ǵ tôi biết, hiện nay Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), trong đó quy định nghĩa vụ pháp lư của các bên.
Tôi cho rằng đó là phương án khả thi duy nhất. Tôi từng nhiều lần tham dự các diễn đàn hợp tác khu vực như khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Đông Á, hợp tác an ninh giữa ASEAN với các đối tác.
Trong những hoạt động này tôi thường thấy có người muốn quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.
Tôi tin rằng đó là việc làm vô ích. Chỉ có đàm phán, con đường mà Trung Quốc và ASEAN đă đi, mới có thể mang lại kết quả cho các bên, đó chính là một thỏa thuận mà các bên chấp nhận được." |
Trao đổi với chúng tôi, nhà báo Kiều Tỉnh - nguyên Trưởng phân xă Thông tấn xă Việt Nam tại Bắc Kinh - đánh giá phát ngôn của Ngoại trưởng Nga đưa ra mới đây, trong bối cảnh t́nh h́nh biển Đông xuất hiện nhiều nhân tố đem lại thay đổi.
Theo chuyên gia này, phía Nga đưa ra tuyên bố "phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông" khi Nga-Trung đang tích cực tiến hành trao đổi để chuẩn bị cho chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin , dự kiến vào tháng 6 tới.
Bắc Kinh và Moscow đă không nhất trí với nhau trong nhiều vấn đề, điển h́nh là ở bán đảo Triều Tiên thời gian qua, khi B́nh Nhưỡng chỉ thông báo cho Nga các vụ thử tên lửa mà "phớt lờ" Trung Quốc.
Trong t́nh h́nh đó, hai nước này đang cố gắng t́m tiếng nói chung ở các khu vực khác, như biển Đông.
Ông Kiều Tỉnh cho biết: "Trong vấn đề biển Đông, vừa qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă 3 lần công du Nga để thống nhất các lập trường.
Việc Lavrov đưa ra phát ngôn phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông có thể xem là động thái 'đáp lễ', 'lấy ḷng' Bắc Kinh và mở đường cho chuyến thăm sắp tới của Putin."
Chuyên gia Kiều Tỉnh cũng nhắc lại việc hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đă đưa giàn khoan Hải dương 981 vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chỉ ít ngày trước chuyến thăm chính thức của Putin tới Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản, Mông Cổ và Trung Quốc hôm 12/4, trước khi bắt đầu công du 3 nước này. (Ảnh: BNG Nga)
Ông chỉ ra, phát biểu của Lavrov là kết quả sự "cầu cứu" từ phía Trung Quốc, khi Bắc Kinh ở vào t́nh thế hết sức bất lợi trước những phản ứng của quốc tế.
"Mới đây, hội nghị ngoại trưởng G7 đă ra tuyên bố chung chỉ trích không đích danh Trung Quốc về hành vi quân sự hóa biển Đông .
Trước hội nghị này, Vương Nghị đă 'đi tour' ba nước được cho là “bạn thân” với Bắc Kinh ở châu Âu, gồm Đức, Pháp và Anh, để thỏa thuận, yêu cầu các nước này không đưa vấn đề biển Đông ra G7. Nhưng cuối cùng th́ kết quả ngược lại.
Song song với đó, Indonesia, quốc gia vẫn được nh́n nhận là 'người bạn duy nhất' của Trung Quốc ở biển Đông v́ không tham gia tranh chấp biển Đông, cũng đă tỏ ư định ủng hộ đưa vấn đề này ra ṭa án quốc tế.
Tương tự là Malaysia và nhiều nước ASEAN khác.
Chính v́ vậy, Trung Quốc buộc phải t́m kiếm một tiếng nói ủng hộ từ bên thứ ba, và Nga đă trở thành chiếc 'cọc' để nước này bám vào."
Bên cạnh đó, ông Kiều Tỉnh cho rằng với tuyên bố của Lavrov, mục đích của Nga chủ yếu nhằm tạo thế đối lập với lập trường của G7.
Tuy nhiên, theo ông, phản ứng của Moscow lần này không có quá nhiều ư nghĩa v́ dư luận quốc tế hiện nay đa phần đánh giá vai tṛ quốc tế ở Biển Đông của Mỹ hiện nay quan trọng hơn Trung Quốc, Nga.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải dương 981 hạ đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 2014. (Ảnh: Reuters)
Bắc Kinh hành động nguy hiểm ở biển Đông "không liên quan đến chuyến thăm của Putin"
Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, nhận định: "Nga chỉ ủng hộ Trung Quốc ở khía cạnh chống lại Mỹ."
Theo ông Trường, tuyên bố của ông Lavrov thể hiện sự "phối hợp" của Nga với Bắc Kinh trong việc đối đầu G7.
Ông b́nh luận: "Mặc dù Trung Quốc t́m cách hợp thức hóa sự độc quyền thống trị biển Đông, nhưng các tập hợp lực lượng và sự quan tâm của quốc tế như vừa qua cho thấy, về lâu dài nếu Trung Quốc dám đi quá giới hạn th́ sẽ phải hứng chịu những phản ứng bất lợi."
Nói về khả năng Bắc Kinh có ư đồ lợi dụng chuyến thăm của Putin để tái diễn hành động ngang ngược như vụ giàn khoan Hải dương 981 năm 2014, Tiến sĩ Trường cho rằng Trung Quốc cần phải tính đến quan hệ với Việt Nam.
"Nếu Trung Quốc hành động như hồi 2014 th́ điều này sẽ đẩy lùi quan hệ Việt-Trung.
Sự kiện giàn khoan Hải dương 981 cũng là trường hợp mà Trung Quốc chưa tính hết, đồng thời là phép thử phản ứng của các bên như Mỹ, Philippines.
Dù vậy, luôn luôn phải cảnh giác Bắc Kinh sẽ có hành động nguy hiểm trên biển Đông. Nhưng tôi cho rằng vấn đề này không có liên quan nhiều đến chuyến đi Trung Quốc sắp tới của Putin."