TQ đang không biết ḿnh là ai?
Sao TQ dám đề ra yêu sách này chứ?
Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng…
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 10/4 khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, Hội nghị sẽ thông qua Tuyên bố chung nhấn mạnh “quan ngại sâu sắc” đối với t́nh h́nh Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc lại t́m cách ngăn cản Hội nghị G7 thảo luận vấn đề Biển Đông.
Ngay trước thềm Hội nghị này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đă có cuộc gặp với Ngoại trưởng 2 nước thành viên G7 là Ngoại trưởng Philip Hammond và Ngoại trưởng Steinmeier đề nghị Hội nghị G7 không thảo luận vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tại Bắc Kinh ngày hôm qua (9/4), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị yêu cầu Hội nghị Ngoại trưởng G7 không được đề cập vấn đề Biển Đông, đồng thời đề nghị nước Anh phải “giữ lập trường công bằng và khách quan”, không được đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Đức Steinmeier sau khi kết thúc Đối thoại chiến lược an ninh và ngoại giao Trung Quốc – Đức lần thứ 2 tổ chức tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề nghị G7 không thảo luận các vấn đề “tranh chấp chủ quyền và lănh thổ”.
Ông Vương Nghị cho rằng, G7 cũng giống G20 chỉ nên thảo luận những vấn đề kinh tế và phát triển, giữa hai cơ chế này cần có sự hỗ trợ và tương tác tích cực với nhau.
Ông Vương Nghị cho rằng “nếu có quốc gia nào đó v́ mục đích chính trị đưa các vấn đề tranh chấp chủ quyền lănh thổ và các vấn đề do lịch sử để lại vào Hội nghị G7 là không thể chấp nhận được”, v́ theo ông Vương Nghị “điều này không có ích cho giải quyết vấn đề mà ngược lại c̣n ảnh hưởng đến ổn định cục diện trong khu vực”.
Mạng Tân Hoa Xă ngày 10/9 đăng tải bài viết dẫn lời chuyên gia Đại học Quốc pḥng Trung Quốc Tôn Thiệu Hồng cho rằng Nhật Bản đưa vấn đề Biển Đông vào thảo luận tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 là có tính toán rất kỹ.
Ông Tôn Thiệu Hồng cho rằng, Hội nghị G7 thảo luận vấn đề Biển Đông sẽ “tạo thanh thế” cho Ṭa trọng tài quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ Philipines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đồng thời giúp Chính phủ Nhật Bản tranh thủ sự đồng thuận của dư luận trong và ngoài nước để thúc đẩy sửa đổi Điều 9 Hiến pháp hiện hành.
Đây không phải là lần đầu tiên Hội nghị G7 thảo luận về vấn đề Biển Đông. Tháng 4/2015, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tổ chức tại Đức cũng đă ra Tuyên bố chung bày tỏ sự quan ngại đối với hành động đơn phương của Trung Quốc cải tạo và xây dựng phi pháp trên các băi đá ở Biển Đông./.