Sau vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, giờ đây người ăn nước mắm VN cũng lo sợ. Họ sẽ chuyển qua ăn nước mắm Thái Lan, c̣n có người chẳng ăn mắm Việt bao giờ. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Vụ cá chết: Dân Little Saigon lo cho người thân ở Việt Nam
Quốc Dũng/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Gần một tháng nay cá chết trắng đoạn bờ biển chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thuộc miền Trung Việt Nam, là cũng ngần ấy thời gian nhiều người dân Little Saigon lo lắng cho cuộc sống của người thân ḿnh tại quê nhà.
Bà Đông Phương, cư dân Anaheim, cho biết: “Ngay khi đọc báo, xem tin tức trên đài th́ tôi gọi ngay về cho anh chị em tôi đang sống ở Huế. Dù biết rằng ḿnh căn dặn là thừa, nhưng tôi vẫn gọi cho mọi người, v́ lo lắm. Bà con của tôi ở Huế nhiều lắm.”
Bà Đông Phương chỉ chọn nước mắm sản xuất tại Thái Lan. (H́nh: Quốc Dũng/Người Việt)
Lo cho muối, nước mắm
Bằng giọng Huế mượt mà, bà Đông Phương nói: “Ngày xưa, mạ tôi hay kêu mấy đứa nhỏ tụi tôi đứa nào bị ngứa, ghẻ hay bị nổi mẩn đỏ ra biển tắm vài lần là hết liền. Nhưng giờ cảnh cá chết trắng bờ biển th́ ai c̣n dám tắm? Chưa kể, nghĩ tới cảnh người thân tôi hằng ngày hít hà vị biển tôi cũng thấy không yên tâm.”
“Tôi dặn đi dặn lại là ngưng ăn cá biển một thời gian, cho đến khi mọi chuyện ổn định cái đă. Nhưng mà ổn định rồi th́ cũng phải sau vài tháng hăy ăn. Nói ǵ th́ nói, nếu ăn nhầm cá có độc th́ không biết chuyện ǵ xảy ra nữa,” bà lo lắng.
Vừa nói chuyện, bà vừa chọn mua nước mắm và nói: “Từ ngày qua Mỹ đến giờ là 25 năm tôi không ăn nước mắm sản xuất tại Việt Nam, mà ăn nước mắm sản xuất tại Thái Lan. Không phải tôi chê, nhưng ăn loại nào th́ quen loại đó. Nhưng giờ chuyện này xảy ra, thật t́nh là tôi không dám ăn nước mắm Việt Nam.”
“Cá Việt Nam là không dám ăn rồi đó, sợ lắm. Nếu ở đây nhập qua th́ chắc chắn là không dám mua. Mua làm ǵ, lỡ cá bị ngộ độc th́ sao. Hôm trước tôi thấy ở chợ có bán cá thác lác, nhưng tôi không mua,” bà cho hay.
Trong khi đó, ông Trương Sơn, cư dân Garden Grove, nói: “Chất độc chắc là mạnh lắm nên mới lan rộng đến như vậy. Tôi cảm thấy tội cho những người dân ở khu vực đó. Cá chết hàng loạt ở khu vực đó th́ môi trường sẽ bị kiệt quệ, không thể đánh bắt ở gần đó được nữa. Người thân tôi ở Bà Rịa-Vũng Tàu, không biết có bị chất độc lan tới không, nên tôi cũng dặn người thân đừng đi tắm biển, và ngưng ăn hải sản một thời gian.”
“Cá chết không dám ăn đă đành, tôi sợ người dân khu vực đó lấy nước biển này làm muối th́ không biết có bị nhiễm độc không. Nếu cá ở vùng đó làm nước mắm th́ sợ rằng cũng bị nhiễm mấy chất độc đó,” ông nói tiếp.
Bà Thu Nguyễn, cư dân Santa Ana, cho biết: “Bây giờ, người thân tôi không dám ăn cá biển nữa, và có lẽ rất nhiều người cũng thế. Đến khi nào vụ việc này mới giải quyết xong cho người dân được nhờ? Tôi qua đây từ năm 1975, bên đó vẫn c̣n cha mẹ và một vài anh chị em tôi. V́ vậy, dù tôi ở đây tự làm tự sống, nhưng lúc nào cũng nghĩ về Việt Nam, v́ nơi đó đă sinh ra tôi.”
“Chính v́ luôn nghĩ về Việt Nam mà lúc nào tôi cũng lo. Lo v́ mọi người ăn cái ǵ cũng có thể mắc bệnh. Ăn cá nuôi th́ nhiễm kháng sinh. Ăn cá đồng th́ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Ăn cá biển th́ nhiễm chất thải cực độc. Ăn thịt th́ không dám ăn v́ đủ thứ hóa chất như chất tạo nạc, chất kích thích... Ăn như vậy khác nào sống cùng bệnh ung thư, sống sao nổi?” bà phân tích.
Ông Trương Sơn lo lắng: “Nước biển làm muối, cá làm nước mắm có bị ảnh hưởng không.” (H́nh: Quốc Dũng/Người Việt)
Rừng vàng, biển bạc đang bị tàn phá
Ông Huân Trần, cư dân Westminster, bực bội: “Gần một tháng trôi qua rồi mà không t́m ra nguyên nhân cá chết. Đây chính là sự vô trách nhiệm với người dân. Mới đây Bộ Tài Nguyên Môi Trường họp báo nhưng chỉ ngắn ngủi trong vài phút, lại không đưa ra được kết luận cụ thể về nguyên nhân tôm cá chết trắng bờ biển miền Trung, vậy họp báo làm ǵ cho mất thời gian?”
“Đó là chưa kể họ c̣n cho rằng chưa có bằng chứng công ty Đài Loan Formosa liên quan. Tôi cũng không hiểu sao họ không nhờ chuyên gia nước ngoài giúp kiểm tra hệ thống xả thải, rồi hóa chất mà công ty này sử dụng. Đúng là chuyện chỉ có ở Việt Nam,” ông nói.
Ông phân tích: “Với số lượng cá chết một diện rộng như vậy th́ phải có ai đó thải ra một lượng chất độc lớn v́ nếu không th́ nước biển đă pha loăng chất độc. Điều này chỉ có thể gây ra bởi một nhà máy nào đó, tại sao không xem họ sản xuất cái ǵ và chất thải của họ có thể có chất độc hay không? Rồi khoanh vùng cá chết và nghiên cứu ḍng đối lưu của nước ắt t́m ra thủ phạm. Bây giờ mà t́m chất độc trong nước biển th́ trễ rồi. Họ đă ngưng thải và nước biển đă bị pha loăng.”
Trong khi đó, ông Trần Văn An, cư dân Garden Grove, nêu thắc mắc: “Tôi không biết mấy chục tấn cá chết giờ đang ở chỗ nào rồi? Thấy lo quá, an ninh quốc gia, sức khỏe, tính mệnh của con người Việt Nam không an toàn, được bảo đảm ǵ hết. Các giống loài ở biển chết hàng loạt, vậy con người th́ sao? Sự việc tác động vào môi trường bề nổi là như vậy, nhưng có sự việc mà phải vài chục năm sau mới bộc phát ra. Khi đó hậu quả thật là khủng khiếp.”
“Chuyện hài chỉ có ở Việt Nam, cả tháng trời mà hệ thống công quyền Việt Nam vẫn không thể trả lời cho dân nguyên nhân là ǵ và cũng không thấy cảnh báo chính thức nào đến người dân về sự nguy hiểm khi tiếp xúc với nước biển trong khi làm việc, sinh hoạt, ăn uống... trong khi hàng triệu người Việt Nam đang dài cổ chờ. Đừng bao giờ đánh đổi phát triển kinh tế bằng hủy hoại môi trường, v́ con cháu chúng ta sẽ gánh hậu quả,” bà Lư Thu Vân, cư dân Westminster, nói.
Ông Nguyễn Phan, cư dân Garden Grove, nhận xét: “Trước đây Việt Nam là rừng vàng, biển bạc. Nay th́ rừng cơ bản phá đă xong, và giờ th́ đang tiếp tục phá biển. Tương lai chắc phải nhập khẩu cá để mà ăn, nhưng không biết có tiền để mà nhập không. Thương cho người dân phải chịu khổ dưới ách thống trị của Cộng Sản.”