Cảnh sát không chỉ làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm, giữ b́nh yên cho người dân mà họ c̣n làm được những điều khó tưởng tượng. Tuần trước một bức ảnh chụp cảnh sĩ quan cảnh sát Tim Purdy thuộc Sở cảnh sát Charlotte – Mecklenburg, bang Bắc Carolina – Mỹ ngồi bệt xuống đất nói chuyện với một thiếu niên tự kỷ đă được cư dân mạng đón nhận vô cùng thích thú. Bạn hăy xem và phát biểu cảm nhận của riêng ḿnh.
Sự việc xảy ra hồi tuần trước khi thiếu niên trên đi lang thang ra khỏi khuôn viên trường học. Lúc đó, anh Purdy biết rằng cậu học sinh này có tiền sử bạo lực.
Viên cảnh sát Purdy đă tiếp cận nam sinh này và bắt đầu nói chuyện. "Lúc đó tôi tự hỏi trong đầu rằng ‘Nên làm ǵ đây? Làm sao giải quyết trường hợp này?’" – anh Purdy nhớ lại.
Sau đó, bỗng nhiên thiếu niên kia ngồi bệt xuống đất và anh Purdy cũng làm theo để thể hiện sự đồng cảm. "Tôi ngồi xuống và cố gắng giao tiếp bằng mắt với cậu ấy. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện, từ trường học, gia đ́nh đến bóng đá" – anh Purdy nói thêm. Rất nhanh sau đó, cả 2 người cùng phá lên cười.
"Đây là điều mà hàng ngàn nhân viên thực thi pháp luật làm mỗi ngày. Chúng ta chỉ không được nghe nói về điều đó thôi" – anh Purdy chia sẻ trong một đoạn clip.
Bức ảnh gây xúc động mạnh của viên cảnh sát Tim Purdy. Ảnh: Charlotte-Mecklenburg Police Department
Sau khi sở cảnh sát đăng tải tấm h́nh lên trang mạng xă hội Facebook tuần trước, nó đă được chia sẻ hơn 250.000 lần. Đi cùng với bức ảnh là ḍng chú thích: "Việc giữ ǵn trật tự không chỉ gồm bắt giữ và thực thi pháp luật. Thỉnh thoảng, những hành động nhỏ nhoi như thế này có thể đem lại thay đổi lớn nhất trong đời một người nào đó".
Trong số những người tán dương hành động của anh Purdy có bà Lindsay Naeder của tổ chức Autism Speaks – một tổ chức dành cho việc tài trợ nghiên cứu và nâng cao nhận thức về tự kỷ.
"Chúng tôi rất vui mừng khi biết về hành động của viên cảnh sát này. Nó đầy cảm xúc! Bạn có thể thấy điều đó có ư nghĩa như thế nào với cậu thiếu niên đó" – bà Naeder trả lời đài CNN.
Ngoài ra, bà cho rằng cách tiếp cận của anh Purdy thông qua giao tiếp bằng mắt chính là yếu tố quan trọng.
Theo bà Naeder, việc những người mắc chứng tự kỷ đi lang thang khỏi một môi trường an toàn nào đó, như khuôn viên trường học là một điều khá phổ biến. Ngoài ra, họ c̣n dễ bị trầm cảm và lo âu. "Tất cả những trường hợp này khiến cộng đồng người tự kỷ gặp nhiều nguy cơ" - bà Naeder nói thêm.
Therealtz © VietBF