Tin đồn lùm xùm về những vụ mua giải vẫn chưa lắng xuống. Hết vụ này đến vụ khác được báo chí bóc mẽ ra. Hăy cùng vietbf khám phá nha!
Sau đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam 2016, dư luận lại dấy lên tin đồn mua giải – điều quen thuộc của các cuộc thi nhan sắc. Các người đẹp đoạt giải chưa lên tiếng, dư luận lại càng ṭ ṃ. Tuy nhiên, trên tờ Gia đ́nh & Xă hội đăng tải sáng nay 23/5, một vị giấu tên, được uỷ quyền phát ngôn thay cho ông Lư Minh Tuấn – Trưởng ban tổ chức giải, cho biết:
“Chúng tôi nhận được nhiều thông tin cho rằng BTC mua bán giải ngay từ những ngày đầu tiên. Khi mới sơ khảo Nam, sơ khảo Bắc, đă có thông tin Huyền Thanh mua giải 5 tỷ đồng, Ngô Quỳnh Mai mua giải 2 tỷ đồng. Thế nhưng, sau đó Ngô Quỳnh Mai bị loại. Điều đó có thể khẳng định BTC và các giám khảo làm việc rất công tâm. C̣n thí sinh Huyền Thanh th́ bỏ thi không nói. Với một cuộc thi Hoa hậu th́ lời đồn mua bán giải lúc nào cũng có và BTC đă xác định là phải đối diện chứ không giải thích”.
Với trường hợp Ngô Quỳnh Mai thậm chí c̣n không lọt vào chung kết toàn quốc, dù trước đó ban tổ chức nhận được những thông tin nặc danh tố cáo cô mua giải với giá 2 tỷ đồng. Đây chính là minh chứng rơ ràng nhất cho việc “tin đồn” thiếu căn cứ th́ chẳng có giá trị ǵ. Tuy nhiên, không phải tin đồn nào cũng “vô căn cứ” bởi các cổ nhân đă có câu: “Không có lửa th́ làm sao có khói”. V́ thế, có những cuộc thi, ban tổ chức loại thẳng tay những thí sinh có tin đồn cặp đại gia hay bán dâm…, dù có thể những người đẹp đó thực sự nổi trội và có khả năng giành thứ hạng cao. Tất nhiên, để đi đến quyết định loại thí sinh khỏi cuộc thi, ban tổ chức cũng phải cử người đi thẩm tra, và dù không “bắt được tận tay, day tận trán” th́ tin tức thu thập được, nếu có cơ sở là sẽ “đánh trượt” những thí sinh đó. Đấy là lư do mà nhiều cuộc thi nhan sắc, có những người đẹp nổi trội và rất xuất sắc nhưng không lọt vào top 5, thậm chí bật ra khỏi top 10.
Về chuyện này, nhà báo Hà Sơn (báo điện tử Vietnamnet), người có kinh nghiệm thâm niên tác nghiệp trong các cuộc thi hoa hậu bày tỏ quan điểm: “Lâu nay các cuộc thi nhan sắc luôn phải đối diện với nhiều tin đồn. Nhưng không phải người đẹp hay BTC nào cũng đủ sáng suốt và tự tin để lên tiếng. “Im lặng” là cách mà nhiều người hay lựa chọn khi có những tin đồn ập tới, nhưng chính điều này vô h́nh chung làm khán giả nghi ngờ và có chút mất niềm tin. Tôi nghĩ rằng, trước mỗi tin đồn, người trong cuộc nếu trong sạch th́ nên lên tiếng công khai”.
Nhan sắc, vốn là thế giới của nhiều sự ghen ghét, đố kỵ. V́ thế, chuyện tin đồn diễn ra trong các cuộc thi hoa hậu là điều không tránh khỏi. Vấn đề là các thí sinh cũng như ban tổ chức sẽ phải đối mặt với tin đồn đó và chọn giải pháp như thế nào.
Việc “loại thẳng tay” đôi khi là giải pháp an toàn cho cuộc thi, nhưng có thể bỏ mất những ứng viên tiềm năng. Phạm Hương – một trong những thí sinh sáng giá của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 đă không lọt top 5 chung cuộc, cũng được các nhà báo rỉ tai nhau là vướng vào tin đồn, dù không kiểm chứng. Khi đó, nhiều người hâm mộ đă thầm tiếc cho nhan sắc Hải Pḥng này. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, cô đă xuất sắc đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, đến mức, nhiều khán giả đánh giá Phạm Hương là một trong số ít ỏi Hoa hậu đăng quang thuyết phục nhất và không có bất cứ ồn ào, lùm xùm nào sau đêm chung kết.
Có thể nói, tin đồn trong các cuộc thi sắc đẹp là điều thường xuyên xảy ra. Điều quan trọng là các thí sinh vướng tin đồn, nếu ḿnh thực sự trong sạch th́ coi đó chỉ là những cơn gió thoảng, c̣n nếu nó thực sự ảnh hưởng đến danh dự th́ cần lên tiếng. Với ban tổ chức các cuộc thi, cần tỉnh táo và nhờ sự can thiệp của các cơ quan pháp luật. Khi thẩm tra lí lịch không phát hiện sai phạm, hoặc thí sinh chưa từng vướng vào ṿng lao lư th́ cũng không nên v́ tin đồn mà “loại thẳng tay” cho dù bằng h́nh thức “đánh trượt” trong các ṿng thi, bởi như vậy vừa thiệt tḥi cho thí sinh, vừa có thể để “lọt” mất những người đẹp thực sự toả sáng, mà nếu họ đăng quang sẽ tạo nên giá trị và thương hiệu mạnh cho cuộc thi.
vietbf @ sưu tầm